Thế nào là một người Môn Đệ Truyền Giáo?
Gần như là mỗi cuối tuần vào mùa Thu, tôi và gia đình thường đi qua thành phố để đến tiệm bán doughnut có rắc đường và quế và trái táo bọc caramel ở tiệm ép nước táo ngon nhất ở Michigan. Các bánh ngọt, đồ ăn, và khung cảnh ở đây, cũng như sự gần gũi với người chủ tiệm không những đã làm cho chúng tôi trở nên những khách hàng lâu năm mà còn là những người quảng cáo sống động cho cửa tiệm này. Chúng tôi cũng đã thuyết phục được hàng chục người cùng đi với chúng tôi mỗi tuần, sau khi họ nghe chúng tôi nói về cái bột chiên tẩm đường còn nóng và mấy trái táo bọc caramel giòn và dẻo. Chúng tôi rất thích lò ép nước trái táo ở đây và cũng muốn mọi người thích như thế.
Gần như là mỗi cuối tuần vào mùa Thu, tôi và gia đình thường đi qua thành phố để đến tiệm bán doughnut có rắc đường và quế và trái táo bọc caramel ở tiệm ép nước táo ngon nhất ở Michigan. Các bánh ngọt, đồ ăn, và khung cảnh ở đây, cũng như sự gần gũi với người chủ tiệm không những đã làm cho chúng tôi trở nên những khách hàng lâu năm mà còn là những người quảng cáo sống động cho cửa tiệm này. Chúng tôi cũng đã thuyết phục được hàng chục người cùng đi với chúng tôi mỗi tuần, sau khi họ nghe chúng tôi nói về cái bột chiên tẩm đường còn nóng và mấy trái táo bọc caramel giòn và dẻo. Chúng tôi rất thích lò ép nước trái táo ở đây và cũng muốn mọi người thích như thế.
Trong vài năm qua, danh từ “môn đệ truyền giáo” được dùng rất nhiều để gây chú ý và thúc đẩy người Công giáo mang trách nhiệm và thực hành việc truyền bá Phúc âm cho thế giới. Để đáp lại việc trao Sứ mệnh cho các Thánh Tông Đồ xưa, Giáo Hội hiện diện để đào tạo các môn đệ. Chúng ta được mời gọi, được thách đố, và tìm cách đạt đến mục đích được nhìn thấy mọi người gặp gỡ Chúa Giê-su, yêu mến Ngài, nhận được ơn Chúa Thánh Thần, trong lòng Giáo Hội. Trong Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng (Evangelii Gaudium, 120), Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói rằng “mỗi người Ki-tôi hữu là một người truyền giáo, đến nỗi người ấy gặp được tình yêu Chúa qua Chúa Giê-su Ki-tô; chúng ta không còn cho rằng chúng ta là những người “môn đệ” và là những “người truyền giáo,” mà chúng ta nói rằng chúng ta là những “môn đệ truyền giáo.”
Mang đặc tính là người môn đệ truyền giáo không có nghĩa là chúng ta phải trở nên bi thảm. Một ít người trong chúng ta sẽ được kêu gọi bán hết của cải và trẩy đi phương xa để rao giảng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần tập thói quen tìm những công việc của Chúa Thánh Linh trong đời sống của mình, vì chúng ta biết Chúa lúc nào cũng theo đuổi mỗi người, mọi lúc trong cuộc sống của người ấy. Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết sự thật, do đó người môn đệ truyền giáo được kêu gọi để trở nên bàn tay và tiếng nói của Chúa Ki-tô cho thế giới để hoàn tất công cuộc rao giảng Phúc âm. Trong khi công tác này đòi hỏi những hành động nhân ái, như mỉm cười và nói cám ơn người nhân viên tính tiền trong tiệm hoặc để cho người khác đi trước mình trong lúc sắp hàng, người môn đệ truyền giáo biết rằng khi được người khác hỏi thì mình có thể cho biết lý do tại sao mình có lòng hy vọng, có lòng hân hoan, và lý do mình có Đức tin.
Chúng ta cần sẵn sàng nói đến tên Chúa Giê-su với cả lòng yêu mến, để cho những người không biết Ngài có cơ hội tìm gặp và nhận ra Ngài một cách mến yêu. Cũng như những người trong Nhóm Burak đã giúp người khác biết về một tiệm ép nước táo, chúng ta cũng thế hãy mang lấy cơ hội mà Chúa Thánh Thần gửi đến cho chúng ta để chia xẻ chuyện cá nhân của chúng ta và sự thay đổi trong Đức Ki-tô. Bây giờ, xin lỗi Bạn, tôi chỉ muốn ăn một cái bánh doughnut mà thôi.