Giáo Lý Phẩn II
Mừng kính Mầu Nhiệm Ki-tô hữu
Mừng kính Mầu Nhiệm Ki-tô hữu
Có đôi lần trong quá khứ tôi đã cho rằng Thánh lễ thật nhàm chán. Đôi lần hành động cứu độ của Thiên Chúa ẩn khuất trong mầu nhiệm của bí tích dễ dàng bị đánh mất trong con người dễ bị chia trí và hay thay đổi của tôi. Gần đây việc tham dự Thánh lễ trở thành một bài tập thể dục khi tôi phải đương đầu với con sóc là đứa con 3 tuổi của tôi. Bất kể là tinh thần tôi lúc đó thế nào, khi vị linh mục hướng dẫn cộng đoàn trong nghi thức phụng vụ, ân sủng đổ xuống, và một phép lạ xảy ra trên bàn thờ: bánh và rượu trở nên mình, máu, linh hồn và thần tính Chúa Giê-su Ki-tô. Thành thật mà nói, ngần ấy cũng đủ choáng ngợp hồn ta và đưa mọi ước muốn của ta xuống, nhưng Thiên Chúa còn mời gọi ta đón nhận Người vào lòng. Làm sao tôi có thể nghĩ Thánh lễ là nhàm chán được!
Có đôi lần trong quá khứ tôi đã cho rằng Thánh lễ thật nhàm chán. Đôi lần hành động cứu độ của Thiên Chúa ẩn khuất trong mầu nhiệm của bí tích dễ dàng bị đánh mất trong con người dễ bị chia trí và hay thay đổi của tôi. Gần đây việc tham dự Thánh lễ trở thành một bài tập thể dục khi tôi phải đương đầu với con sóc là đứa con 3 tuổi của tôi. Bất kể là tinh thần tôi lúc đó thế nào, khi vị linh mục hướng dẫn cộng đoàn trong nghi thức phụng vụ, ân sủng đổ xuống, và một phép lạ xảy ra trên bàn thờ: bánh và rượu trở nên mình, máu, linh hồn và thần tính Chúa Giê-su Ki-tô. Thành thật mà nói, ngần ấy cũng đủ choáng ngợp hồn ta và đưa mọi ước muốn của ta xuống, nhưng Thiên Chúa còn mời gọi ta đón nhận Người vào lòng. Làm sao tôi có thể nghĩ Thánh lễ là nhàm chán được!
Phần II của Sách Giáo Lý Công Giáo đề cập đến các Bí tích và vai trò cứu rỗi trong sứ mệnh của Thiên Chúa. Các Phép Bí tích đã do Chúa Ki-tô lập ra như là những dấu chỉ bên ngoài của những tác động ân sủng bên trong, hay là một phương diện bí nhiệm nhưng quan trọng trong đời sống của Giáo Hội Công giáo. Như Điều 1071 có nói:
“Phụng Vụ là công trình của Đức Ki-tô, nhưng cũng là hành động của Hội Thánh Người, thực hiện và biểu lộ Hội Thánh như dấu chỉ hữu hình về sự hiệp thông giữa Thiên Chúa với con ngƣời nhờ Đức Ki-tô. Phụng Vụ dẫn đưa các tín hữu vào Sự Sống mới trong cộng đoàn. Phụng Vụ đòi hỏi họ tham dự 'một cách ý thức, linh động và hữu hiệu' tất cả nghi lễ."
Cao trọng hơn cả, các phép Bí tích kết hợp mọi tín hữu vào cuộc sống trọn vẹn của Chúa Ki-tô, để nhớ lại những gì Người đã làm, và cho chúng ta được sống như thân thể của Người qua quyền năng, kế hoạch, và dự liệu của Người. Đặc biệt hơn cả, Thánh lễ là sự tham dự và là kỷ niệm mầu nhiệm hy tế của Chúa Giê-su trong đó “qua việc chết đi Người tái lập sự sống, và qua việc sống lại, Người cho chúng ta được sống.” Vì qua Chúa Ki-tô khi Người trải qua cái chết trên thập giá mà chúng ta được hưởng bí tích cao cả của Giáo Hội.” (Sách GLCG 1067) Khi Thánh lễ được cử hành, trời và đất giao hòa, và khi chúng ta ca ngợi Thánh! Thánh! Thánh! lời ca ngợi đi vào lòng chúng ta và của ăn từ trời được chuẩn bị và ban phát để cho dân Chúa có thể ra đi và làm cho muôn dân trở nên môn đệ.
Nếu điều này khó tin thì hãy xin Chúa tỏ mình ra cho Anh Chị và các bạn trong Phép Thánh Thể. Có lần tôi đã nghe vị linh mục kêu gọi giáo dân đọc một lời nguyện ngắn khi đi lên ruớc lễ: “Lạy Chúa, con tin Chúa, xin giúp con nếu lòng con không tin.” Tôi cũng muốn mời gọi Anh Chị và các bạn đọc lời cầu nguyện này, vì tôi biết Chúa sẽ nhận lời, và khi Ngài nhận lời, Anh Chị sẽ không bao giờ thấy nhàm chán khi tham dự Thánh lễ, dầu có mệt mỏi nếu như Anh Chị ngồi vào ghế của tôi.
Pete Burak Giám Đốc Chương trình i.d. 9: 16 Giới Trẻ, Mục Vụ Canh Tân. Anh có bằng Cao Học về Thần học và thường xuyên đi nói chuyện về Phúc âm hóa và Môn đệ