Phương Pháp “Nhận Chìm” (Immersion) trong Các Lớp Tiếng Tây Ban Nha
Ông Bayard Nielsen của Trường Trung Học Notre Dame San José Dẫn Đầu Một Phương Pháp Giáo Dục Được Ca Tụng trên Toàn Quốc
Ông Bayard Nielsen của Trường Trung Học Notre Dame San José Dẫn Đầu Một Phương Pháp Giáo Dục Được Ca Tụng trên Toàn Quốc
Bước vào bất cứ một một lớp học tiếng Tây Ban Nha nào của Ông Bayard Nielsen giảng dạy ở Trường Trung Học Notre Dame San José, người ta cũng thấy ngay sự khác biệt này: Học sinh được xếp ngồi theo vòng tròn bán nguyệt chung quanh Ông, và Ông ta chỉ nói tiếng Tây Ban Nha với học sinh.
Ông Bayard xử dụng một phương pháp sư phạm gọi là C. I. (compresensible input, những ghi nhận dễ hiểu). Phương pháp này cũng được xử dụng do một số giáo sư ở Trường Notre Dame. Ông ta giải thích mục đích của phương pháp này là giúp cho các học sinh nói chuyện và đối thoại bằng những câu nói có ý nghĩa, hơn là cho học sinh học thuộc lòng. “Xử dụng ngôn ngữ tự nhiên để nói chuyện trong những đề tài hứng thú và kiểm soát sự thông hiểu của học sinh để biết ngay chúng hiểu được nhiều hay ít.”
Nhưng việc dạy học sinh của Ông Bayard còn đi xa hơn lớp học và dựa vào Học thuyết Xã Hội Công giáo rất nhiều qua những bài làm gồm những mẩu đối thoại bằng những cuộc phỏng vấn do học sinh đích thân thực hiện tại Trung Tâm Việc Làm ở Mountain View. Qua những giao tiếp này, học sinh làm ra những cuốn sách song ngữ, truyện bằng tranh, và những trò chơi để tặng cho Trung Tâm Việc Làm và gia đình họ, trong khi phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Trong khi học hỏi, học sinh còn tạo được sự liên hệ gần gũi với nhau nhờ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Bà Kathleen Quizon, phụ trách Chương Trình Sứ Mệnh và Mục Vụ tại Trường Notre Dame giải thích sự liên hệ giữa việc giảng dạy của Ông Bayard và sứ mệnh của Giáo Hội. “Chia xẻ sự gần gũi và gắn bó nhau là điều mà Chúa Giê-su đã làm gương cho ta và là điều mà ĐGH Phan-xi-cô kêu gọi Giáo Hội bắt chước Người trong thế kỷ 21 này. Phương pháp này gắn liền những cam kết của Học thuyết Xã Hội Công Giáo với nhân phẩm con người, với sự đào luyện chính yếu, và là lời mời gọi gia đình cũng như cộng đồng tham gia.” Bà còn nói thêm rằng việc liên kết không phải ngẫu nhiên này thật đi sát với nhũng gì mà Trường Notre Dame San José luôn đề cao.
Trong thời gian bệnh dịch COVID, học sinh đã thay đổi các chuyện viết của mình thành những trò chơi giống như lô-tô, gọi là “loteria,” để có thể học hỏi thêm về Trung Tâm Việc Làm và cộng đồng chung quanh. Chương trình này đã được Tổ chức về Giảng dạy Ngoại Ngữ (ACTFL) khen ngợi lần thứ hai. Trước đó vào năm 2017 Tổ chức này cũng đã ghi nhận công việc của Ông. Ngoài ra vào năm 2019 Ông cũng đã nhận được một giải thưởng bằng ngân khoản dành cho những nhà giáo dục do Tổ chức Nhân Quyền Human Rights Educators Hoa kỳ (HRE) trao tặng.
Ông Bayard từ lâu đã có khuynh hướng thiên về ngành giáo dục. “Tôi thích nghề dạy học đã lâu. Từ những ngày dạy kèm cho các học sinh Trung cấp, rồi học sinh Trung học cho đến khi dạy trong Chương trình AmeriCorps, tôi thường muốn giải thích những ý niệm khó khăn bằng những lời lẽ giải dị cho người khác nghe. Cách đây 12 năm tôi đã mong ước được trở về Trường Notre Dame vì sứ mệnh đặc biệt của Trường và vì những kinh nghiệm tôi có khi theo học ở Trường Bellarmine.”
Khi được hỏi về sự hữu hiệu của Phương pháp C. I. (Compresensible Imput) ông nói ông nghĩ là phương pháp này rất hữu hiệu đối với mọi học sinh. “Tôi có thể nhận ra sự khác biệt của các tài liệu học vấn để thấy khả năng của học sinh, nhất là với những học sinh đã xử dụng ngôn ngữ này trong gia đình. Thông thường những học sinh này phải nhớ những danh từ, cách chia động từ, danh từ v.v… và làm bài tập ở nhà. Nhưng trong một lớp xử dụng C. I., điều này được thay thế bằng những việc làm hay bài tập có ý nghĩa và chú trọng hơn.”
Ông cũng cho biết là phương pháp này hữu hiệu hơn đối với giáo sư và khuyên các giáo sư khác nên áp dụng. “Dễ dàng hơn cho các giáo sư, giúp học sinh chú ý hơn, và theo sát những nghiên cứu về cách học ngôn ngữ thứ hai. Nó tạo ra một cộng đồng lớp học mà học sinh thường cộng tác với nhau và tính cách đa dạng/đa văn hóa được đề cao. Phương pháp này cho phép giáo sư thi hành, nhưng tập trung vào nỗ lực của học sinh.
Khi được hỏi về điều gì đã thúc đẩy và khuyến khích Ông, Ông Bayard cho biết: "Tôi thấy được thúc đẩy và khuyến khích do các học sinh của tôi là những người có nhiều ước vọng về công lý xã hội. Tôi cũng còn được thúc đầy và khuyến khích do các đồng nghiệp của tôi ở Trường Notre Dame và những gì họ làm. Tôi rất thích được tìm ra những cách xử dụng kỹ thuật để tạo ra những gì đã có trước để mang lại hiệu quả hơn.”
Việc giảng dạy của Ông Bayard cũng còn đề cao một nền giáo dục Công giáo địa phương, vì nghề dạy học của Ông bắt đầu từ kinh nghiệm đi học, “Ở Trường Bellarmine, tôi rất hăng hái tham gia các sinh hoạt cộng đồng và dạy kèm cho học sinh, nhất là ở Trường Sacred Heart Nativity. Kinh nghiệm ấy, cùng với việc được huấn luyện về lãnh đạo ở Trường Notre Dame, đã cho tôi hoạch định sự cộng tác sẵn có giữa Trường Notre Dame và Trung Tâm Việc Làm ở Mountain View để làm cho học sinh của tôi liên kết và giúp cho những người làm việc ở Trung Tâm này.”
Công việc của Ông Bayard là một chứng từ hy vọng cho thấy rằng sứ mệnh toàn cầu của Giáo Hội về liên kết và công lý có thể được thực hiện ngay trong lớp học. “Tôi đưa lớp học tiếng Tây Ban Nha của tôi vào trong chương trình này vì, đối với một số học sinh, nó phản ảnh văn hóa của mình, trong khi đó, đối với những học sinh khác, nó là một cánh của mở ra một văn hóa khác. Nó đưa đến một áp dụng rất hữu ích và thực tiễn của những gì họ đã học trong lớp, trong khi đáp ứng được những điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế giới.”
Ông Bayard Nielsen có bằng Cao Học về Giáo Dục và là một giáo sư được chứng nhận về ngôn ngữ thế giới. Ông và vợ sống ở San José. Trong thời gian 12 năm giảng dạy tại Trường Notre Dame, phương pháp Comprehensible Input của Ông đã được nhiều người trên toàn quốc biết đến, và Ông đã được một số giải thưởng và bằng khích lệ.