
Suy Ngẫm của Ông Marcos Herrera Về Vấn Đề Nhập Cư và Sứ Mạng Giúp Đỡ Tất Cả Dân Thiên Chúa
Ít nhất, tất cả chúng ta đều biết về một gia đình di cư: Gia Đình Thánh
Ít nhất, tất cả chúng ta đều biết về một gia đình di cư: Gia Đình Thánh
Chuyến đi trải nghiệm thực tế của ông Marcos Herrera cùng với Hiệp Hội Catholic Extension Society đến McAllen, Texas, tại Giáo Phận Brownsville chính là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại: là con út trong gia đình có năm anh chị em, ông chỉ mới hai tuổi vào thời điểm gia đình rời Sonora, Mexico sang Hoa Kỳ trong những năm 1950. Ba ông được thuê làm việc thông qua Chương Trình Bracero của Hoa Kỳ. Một người dì sống tại Redwood City đã bảo lãnh cho họ ở lại đất nước này. Ông Marcos hồi tưởng: “Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để biết hết mọi chi tiết, nhưng tôi nhớ rõ một điều—chỉ mất hai đến ba tháng để xin thị thực, và chúng tôi nhận được thẻ xanh rất nhanh. Giờ đây, thời gian chờ đợi có thể kéo dài đến hàng thập kỷ.”
Chuyến đi trải nghiệm thực tế của ông Marcos Herrera cùng với Hiệp Hội Catholic Extension Society đến McAllen, Texas, tại Giáo Phận Brownsville chính là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại: là con út trong gia đình có năm anh chị em, ông chỉ mới hai tuổi vào thời điểm gia đình rời Sonora, Mexico sang Hoa Kỳ trong những năm 1950. Ba ông được thuê làm việc thông qua Chương Trình Bracero của Hoa Kỳ. Một người dì sống tại Redwood City đã bảo lãnh cho họ ở lại đất nước này. Ông Marcos hồi tưởng: “Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để biết hết mọi chi tiết, nhưng tôi nhớ rõ một điều—chỉ mất hai đến ba tháng để xin thị thực, và chúng tôi nhận được thẻ xanh rất nhanh. Giờ đây, thời gian chờ đợi có thể kéo dài đến hàng thập kỷ.”
Sau khi nghỉ hưu từ sự nghiệp kỹ thuật với nhiều tấm bằng đại học, ông Marcos dành thời gian tham gia các hội đồng phi lợi nhuận và tình nguyện cho nhiều tổ chức, trao đi vô số cơ hội quý giá mà chính ông từng may mắn nhận được. “Tôi không đồng ý với quan điểm ‘người tự mình làm nên thành công.’ Bạn trở thành con người như ngày hôm nay là nhờ những người xung quanh và những yếu tố khác tác động.” Theo ông Marcos, trở thành Ki-tô hữu nghĩa là đi ra ngoài và đồng hành cùng mọi người, đây là niềm tin thúc đẩy mọi hành động của ông.
Hỗ Trợ Hành Trình Học Đại Học
Ông Marcos đã nhận được sự hỗ trợ bất ngờ từ nhóm liên kết với Trung Tâm Saint Ann Newman Center cũ tại Palo Alto để học lên đại học. Một trong các thành viên nhóm là bà Edda Ritson, người đã trở thành bạn của ông Marcos. Ông Marcos giải thích: “Bà là vị thánh trong cuộc đời tôi”. Tổ chức của bà đã cấp cho tôi học bổng 100 đô la mỗi học kỳ. Trong năm 1972, học phí của Đại Học Tiểu Bang San Jose chỉ là 72 đô la mỗi học kỳ, vì vậy khoản học bổng này cũng giúp tôi trang trải chi phí mua sách vở.” Cuối cùng, ông Marcos được General Electric tuyển dụng. Công việc này đã giúp ông có cơ hội hoàn thành chương trình thạc sĩ được tài trợ toàn phần từ Đại Học Tiểu Bang Santa Clara và Đại Học California tại Berkeley.
“Tôi thật may mắn khi không phải trả đồng nào cho toàn bộ chương trình học. Đó là lý do vì sao tôi có tất cả những cờ hiệu này ở đây.” Trong cuộc phỏng vấn qua Zoom, ông Marcos chỉ vào ba lá cờ hiệu của các trường đại học mà ông từng theo học, được treo trên tường. Ông Marcos kể lại rằng ông từng hỏi bà Edda về nguồn gốc ra đời tổ chức của bà, và bà đã trả lời một cách hài hước: “Chúng tôi chỉ là một nhóm hippie da trắng ở Palo Alto, tin rằng Giáo Hội nên hành động nhiều hơn nữa.” Bà Edda cuối cùng đã mời ông Marcos tham gia hội đồng Catholic Interracial Education Fund (Quỹ Giáo Dục Đa Chủng Tộc Công Giáo, CIEF), sau đó đổi tên thành Quỹ Giáo Dục Mabel B. Wright. Hiện ông là chủ tịch quỹ giáo dục, cung cấp học bổng đại học cho các sinh viên da màu.
Chuyến Đi Trải Nghiệm Thực Tế Đến Vùng Biên Giới của Catholic Extension Society
Vào Mùa Xuân năm 2024, ông Marcos đã hòa mình vào hoạt động của Giáo Hội, tiếp cận cộng đồng dân cư đông đúc ở vùng nông thôn, chủ yếu là người Công Giáo. Ở đó, họ đã
gặp gỡ Giám Mục Daniel Flores Giáo Phận Brownsville và Sơ Norma Pimentel, giám đốc điều hành Tổ Chức Từ Thiện Công Giáo Rio Grande Valley, cùng với những người khác. Họ cũng làm việc với Sơ Fatima Santiago và Dòng Các Nữ Tu Truyền Giáo Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, những người điều hành Proyecto de Desarrollo Humano hay còn gọi là Dự Án Phát Triển Con Người. Dự án này cung cấp các dịch vụ như HeadStart, cơ hội trợ giúp làm bài tập về nhà, các lớp học Tiếng Anh như Ngôn Ngữ Thứ Hai và các chương trình chăm sóc sức khỏe khác đến hai colonia trong khu vực nông thôn Brownsville.
Công việc của họ đã tác động sâu sắc đến ông Marcos. “Sự kiên trì và lòng dũng cảm của họ thật tuyệt vời. Tôi không thấy ngạc nhiên trước sự năng động của họ, nhưng được chứng kiến tận mắt thì thật sự truyền cảm hứng.” Dù phải đối mặt với các vụ kiện đe dọa đến những nỗ lực phục vụ cộng đồng, các nữ tu vẫn kiên cường bền bỉ. Điều khiến ông Marcos cảm phục nhất chính là nghị lực mạnh mẽ của họ trước nghịch cảnh.
Lòng Biết Ơn và Niềm Tin vào Chúa Giê-su
Ông Marcos tin rằng không ai thành công một mình cả, và sự thành công chủ yếu là nhờ lòng hảo tâm của người khác. Niềm tin này xuất phát từ hoàn cảnh của bản thân ông, điều này thúc đẩy ông Marcos dành thời gian tình nguyện phục vụ nhiều tổ chức khác nhau với lòng biết ơn sâu sắc. “Khái niệm ghi nhận hết công lao cho sự thành công của bản thân là điều xa lạ ngay cả đối với Phúc Âm. Tôi biết ơn khi được sinh ra ở một quốc gia khác và gia đình xuất thân nghèo khổ vì điều đó giúp tôi thấu hiểu cả hai mặt của đời sống.” Hiện tại, ông tư vấn cho học sinh tại Trung Học Phổ Thông Cristo Rey, với chương trình Người Khuyết Tật của Tổ Chức Từ Thiện Công Giáo, và với tổ chức Amigos de Guadalupe. Ông khẳng định: “Bạn trở thành con người hiện nay nhờ có những người đã giúp đỡ bạn. Đó là lý do tôi luôn dạy các em nhỏ học hỏi từ mọi người. Noi theo gương tốt và tránh làm điều xấu.” Ông có niềm tin sâu sắc đến tận xương tủy rằng đức tin không có hành động là đức tin chết. “Điều đó rất quan trọng: ra đi và cố gắng tìm kiếm tất cả dân Thiên Chúa.”
Ông thừa nhận: “Tôi phải nhắc nhở bản thân rằng tôi làm những điều này vì đức tin của mình và vì ý nghĩa của Chúa Giê-su đối với tôi.” Ông suy ngẫm về con người của Chúa Giê-su, nói rằng: “Tôi nhìn vào Chúa Giê-su, tôi đọc trong Phúc Âm Matthew: ‘Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta’ (Mt 24:10 NABRE); đó là nguồn sức mạnh kết nối tất cả chúng ta. Lời Thánh cho tôi biết rằng chúng ta được kêu gọi cống hiến đời sống mình để cứu người khác.” Ông Marcos tiếp tục: “Chúa Giê-su thử thách tôi. Trong mọi điều tôi làm, tôi cố gắng suy ngẫm liệu điều đó có nhất quán với lời dạy của Chúa Giê-su Ki-tô không và liệu có phải là điều tốt nhất cho tất cả chúng ta chứ không phải chỉ cho mỗi bản thân tôi hay không. Chúa là nguồn sức mạnh kết nối tất cả chúng ta và giúp chúng ta nhận ra mối liên kết sâu sắc với nhau, như những người con của Thiên Chúa.”
Ông Marcos Herrera và vợ Denise là giáo dân tại Giáo Xứ St. Francis of Assisi. Là thành viên khóa tốt nghiệp ILM đầu tiên, ông là Kỹ Sư kiêm Phó Chủ Tịch nghỉ hưu. Họ có một con gái và hai cháu sống tại Bờ Biển Phía Đông và thường xuyên đến thăm con cháu. Ông và vợ đã tham gia một số chuyến đi trải nghiệm thực tế, bao gồm chuyến đi đến Israel và Kenya, và sẽ sớm đến Ai Cập.