Lịch sử Hang Đá
“Hang đá giống như một cuốn Kinh thánh sống được mang ra từ sách Kinh thánh,” Tông thư Admirabile Signum (Dấu Chỉ Tuyệt Vời), của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô viết, “về ý nghĩa và sự quan trọng của Hang Đá.” 2019 (1).
“Hang đá giống như một cuốn Kinh thánh sống được mang ra từ sách Kinh thánh,” Tông thư Admirabile Signum (Dấu Chỉ Tuyệt Vời), của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô viết, “về ý nghĩa và sự quan trọng của Hang Đá.” 2019 (1).
Đối với người Công giáo, Hang Đá làm cho chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng và đầy cảm xúc. Tại sao? Có lẽ vì, theo lời của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, “Hnag Đá cho ta thấy tình yêu dịu dàng của Chúa: Đámg Tạo Hóa của vũ trụ hạ mình xuống thấp hèn như chúng ta.”
Là một truyền thống được gìn giữ lâu đời trong các gia đình của chúng ta, mỗi năm đến dịp này thường mang các bộ hình nhỏ bé ra và sắp xếp lại cẩn thận. Nhiều gia đình đợi đến Lễ Giáng Sinh hoặc đêm hôm trước lễ Giáng Sinh mới đem đặt tượng Chúa Gie-su vào trong Hang Đá. Tuy nhiên truyền thống đặt Hang Đá thường được chúng ta thực hiện và mang ra trưng bày vào mùa Vọng mỗi năm, và chúng ta mong mỏi chờ đợi để nhìn các khuôn mặt của gia đình Thánh Gia và Ba Vua, và đặt các thú vật vào quanh Chúa Giê-su để chúng thờ lạy Ngài.
Vai Trò của Thánh Phan-xi-cô
Mặc dầu đã có từ nhiều thế kỷ, có thể Bạn không ngờ rằng Thánh Phan-xi-cô có một vai trò quan trọng trong việc làm cho truyền thống trưng bày Hang Đá trở nên phổ biến ở Âu châu. Theo truyền thuyết và theo những bài viết của Thánh Bonaventura, vào năm 1223 Thánh Phan-xi-cô muốn mừng lễ Giáng Sinh một cách đặc biệt ở Greccio (gần Assisi), để cho người ta có thể thấy mình trong cảnh trí Giáng Sinh đầu tiên.
Vào ngày 25 tháng 12 năm đó, Thánh Bonaventura viết, “Thánh Phan-xi-cô đã làm một hang đá, và mang cỏ rơm, một con bò và một con lừa đến chỗ hẹn. Mấy người đàn ông được gọi đến, mọi người chạy theo, rừng cây vang tiếng, và đêm hôm đó trở thành một đêm huy hoàng với nhiều ánh sáng rực rỡ và những bài hát ngợi khen.” Ở Greccio không có tượng ảnh, nhưng Hang Đá được dựng nên và những người có mặt đã chứng kiến.
Những Hang Đá Lâu Đời nhất
Mặc dầu việc dựng Hang Đá đã trở nên phổ biến kể từ hôm Giáng sinh năm ấy vào thế kỷ 13, nhiều ảnh tượng khắc trên gỗ và nhiều hình vẽ trên tường đã có từ thời gian đầu của Thiên Chúa giáo. Hình vẽ đầu tiên trên tường trong hầm mộ Thánh Valentine ở Rôma, vào thế kỷ thứ 4, gồm có Chúa Giê-su, Đức Mẹ, Thánh Giu-se, Ba Vua, và một ngôi sao. Hang Đá đầu tiên được khắc đã có từ thế kỷ 13 và có thể tìm thấy ở Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rô-ma.
Những Truyền Thống khắp nơi trên thế giới
- Hang Đá của người Pháp thường có hình các ‘santons’ (các thánh nhỏ) là những tượng bằng đất sét, tượng trưng cho dân quê trong vùng.
- Hang Đá của người Ba-Lan, gọi là Szopka, thường có nhiều màu sắc chú trọng đến những kiến trúc đặc biệt như tháp tròn và tháp nhọn kiểu Gothic.
- Hang Đá của người Tiệp trong vùng Đức-Áo nổi tiếng với những tượng gỗ khắc bằng tay.
- Hang Đá theo truyền thống của người Tiệp thường làm bằng giấy và rất tỉ mỉ.
“Vào lễ Giáng Sinh, khi chúng ta đặt Chúa Giê-su Hài Đồng vào trong máng cỏ thì Hang Đá sáng rực lên.” ĐGH Phan-xi-cô