| Elizabeth Hansen

Gia đình làm sao thực hành việc bác ái? - Cho người vô gia cư có chỗ ờ

Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn;Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."

Những lời cương quyết của Chúa Giê-su trong Phúc âm Thánh Mát-thêu được dùng làm căn bản cho những việc bác ái theo truyền thống xưa nay. Khi đề cập đến những nhu cầu vật chất, Giáo lý Công Giáo tổng lược liệt kê những hành động sau đây như những hành động bác ái phần xác:

  • Cho kẻ đói ăn
  • Cho kẻ khát uống
  • Cho kẻ rách rưới ăn mặc
  • Cho khách đỗ nhà (Cho người vô gia cư có chỗ ở)
  • Thăm người đau yếu
  • Thăm kẻ tù rạc
  • Chôn xác kẻ chết

Gia đình phải thực hành những điều này ra sao? Đặc biệt khi có con nhỏ, việc bác ái xem ra khó khăn, nhưng không phải là không làm được. Việc thực hành bác ái tùy theo mỗi gia đình – và tùy theo hoàn cảnh thực tế khi nói đến việc chăm sóc trẻ em. Nhưng nếu chúng ta muốn đưa trẻ em vào việc thực hành bác ái bên ngoài gia đình, tôi hy vọng những hướng dẫn sau đây có thể là những thúc đầy nhẹ nhàng để chúng ta đi ra ngoài nhà thờ và tiếp xúc với những người đang cần chúng ta.

Cho khách đỗ nhà hay là Cho người vô gia cư có chỗ ở

Làm sao để một gia đình thuộc hạng trung bình có thể giúp người vô gia cư có chỗ ở - tức là có một chỗ an toàn cho người gặp khó khăn có chỗ nghỉ ngơi?


Trong thời gian một năm qua, gia đình tôi cũng tham gia với Cơ quan Bác ái tại đây về các dịch vụ cho người di cư. Vào đầu năm 2022 chúng tôi được giới thiệu với một gia đình người A Phú Hãn (Afghan) sau khi họ ra khỏi nước vì bị người Taliban đến chiếm. Công việc của chúng tôi là những người tình nguyện hướng dẫn giúp cho họ học tiếng Anh rồi giúp cho họ hiểu những nhiêu khê của hệ thống y tế Medicaid. Tôi nhận ra ngay rằng việc “giúp người vô gia cư có chỗ ở” tạo ra một sự liên đới và cũng nhận ra rằng là một người mẹ có con nhỏ còn có lợi, chứ không có hại, cho việc thực hành bác ái.

Trong giờ kể chuyện với các trẻ em đang sống trong khu vực tạm cư với gia đình chúng, tôi thấy nhiều em mắt sáng rỡ ra khi tôi nói là tôi cũng có gia đình nhiều người. Và tôi đã nhận ra là trong nhiều trưởng hơp khác gia đình là những người mang ơn lành của Chúa vì chính họ, chứ không phải ngược lại là vì họ. Có thể trong cộng đồng của Anh/Chị cũng có những người phải xa lìa quê hương và gia đình, Anh/Chị có thể giúp họ trong một vài nhu cầu của họ.

Lúc nào cũng cần có những gia đình sẵn sàng tiếp đón những trẻ em gặp khó khăn trong cộng đồng qua chương trình con nuôi (Foster care). Nếu Chúa không gọi Anh/Chị hay gia đình Anh/Chị vào trong công việc bác ái này thì Anh/Chị vẫn có thể giúp những người khác trong hoàn cảnh này.  Hãy đối xử với những người cha mẹ nuôi này như những người cha mẹ khác, như đưa đứa bé về từ nhà thương, giúp cho họ thức ăn hay những vật dụng khác mà họ cần. Tùy theo những quy luật của cơ quan Cha mẹ nuôi, có thể phụ chăm sóc đứa nhỏ trong một thời gian ngắn. Nếu không được thì có thể giúp chăm sóc mấy đứa nhỏ khác của những người cha mẹ nuôi.

Khi Anh/Chị cho con của người khác đến nhà chơi hay mời bạn của con Anh/Chị đến nhà ăn, cũng là một cách tiếp đón và dành chỗ ở trong nhà. Người được mời không phải là người vô gia cư, nhưng có thể người mẹ còn trẻ gần nhà đang ở trong hoàn cảnh quá khó khăn và mong được kết thân. Anh/Chị có thể mời uống cà phê, nói chuyện, hoặc kiếm chỗ thoải mái cho dứa con nhỏ của họ chơi một lúc không? Hoặc có thể là một đứa nhỏ đang buồn vì nhớ ba hay mẹ nó sau khi hai người ly dị hoặc cảm thấy hoàn cảnh ở nhà quá khó thở.  Nhà của Anh/Chị cũng như gia đình Anh/Chị không cần phải thật là hoàn hảo mới tạo được ảnh hưởng đâu.