Share this story


 | Marissa Nichols

Sống Đức Tin và Thực Hành Công Lý qua các Nhóm Nhỏ

Kathy Mattingly, Donna O’Connell, và Carla Macchello

Kế Hoạch Mục Vụ Giáo Phận (xem chi tiết ở trang 20-28 trong số báo này) mong khơi dậy vai trò của các Nhóm chia xẻ Đức tin tại các giáo xứ  - từ 6 đến 15 người – thường xuyên gặp gỡ và chia xẻ.  Có thể việc gặp gỡ được thực hiện khi họ ngồi lại với nhau, gặp nhau trên mạng, hay cả hai, nhưng phương thức gặp gỡ chưa được xác định.

Với những chủ đế nhạy cảm, như việc chữa lành và hòa giải giữa những người khác màu da, qua sự hướng dẫn của Văn Phòng Sự Sống, Công Lý, và Hòa Bình, việc gặp gỡ bằng cách ngồi lại với nhau có nhiều ưu điểm hơn vì khi ngồi lại với nhau, những yếu tố phản ảnh nhân tính được thể hiện: như giọng nói, cách diễn tả qua khuôn mặt, và có thể có cơ hội để người khác thấy thiện cảm của mình.

Trong những năm gần đây, sắc dân hay màu da là một đề tài mang tính cách chính trị, và phải là người có can đảm lắm mới muốn tham dự, không nói chi đến việc lãnh đạo Nhóm để chia xẻ về chủ đề này. Với sự chấp thuận của Cha Angelbert Chikere, Giám Đốc Văn Phòng Sự Sống, Công Lý, và  Hòa Bình, Bà Kathy Mattingly, Bà Donna O’Connell, và Bà Carla Macchello thảo luận về đề tài sắc dân theo học thuyết Công giáo, cũng như về hàn gắn sắc dân và màu da, và hòa giải, như tiềm ẩn trong Đức tin Công giáo, với một Nhóm nhỏ tại Giáo xứ St. Clare, và một Nhóm khác lớn hơn khi họ gặp trên mạng.  Đây hẳn không phải là một việc của những người nhút nhát hay thiếu can đảm.

Không Phải là một Nhóm Biểu Lộ Nhân Đức

Trong ba người thì Bà Carla là người mới nhất, “Tôi là người mới tham gia Chương trình Mục Vụ Đức Tin, gồm các sinh hoạt của các Nhóm nhỏ.  Mới đây tôi có giúp thực hiện The Land is not Our Own: Tìm Cách Sửa Chữa Cùng với các Cộng Đồng người Dân Bản Xứ.” Trước đó Bà đã tham gia trong nhiều năm với các Nhóm Đồng Hành của Thánh I-nha-xi-ô và Linh Thao.

Bà Carla chia xẻ rằng tham gia và lãnh đạo các Nhóm chủ yếu sinh hoạt về Công Lý là một kinh nghiệm hoán chuyển đối với Bà. Nói một cách khác, Bà không tìm cách dạy dỗ những người tham dự hoặc để cho người khác thấy đây là một cách phô bày nhân đức của Nhóm. Nhưng thay vào đó, Bà tìm cách để tạo thiện cảm, công lý, và tìm cách chữa lành. Bà giải thích việc lãnh đạo của Bà như sau: “Điều này làm thay đổi chúng tôi. Nhóm của chúng tôi tạo ra một nơi để học hỏi, suy tư, cầu nguyện, và giúp chúng tôi trở thành những người bạn thân thiện. Nó giúp chúng tôi sống Đức tin.”

Người lãnh đạo là người đẩu tiên được đào tạo

Hai người bạn cùng sinh hoạt chung với Bà Carla là Bà Donna và Bà Kathy cũng đã tham gia mục vụ Nhóm nhỏ được vài năm. Với Bà Donna, người cùng điều hành các Nhóm nhỏ xử dụng Chương trình Mục Vụ Đức Tin qua Nhóm Nhỏ, mới bắt đầu từ năm 2021. Ngược lại, Bà Kathy đã tham gia việc đào luyện và Lãnh đạo cho các Nhóm nhỏ kể từ những ngày trước khi Giáo Phận San José được thành lập vào năm 1981. Bà và Bà Donna đã bắt đầu tổ chức các Nhóm nhỏ chú trọng vào các vấn đề xã hội, mà vấn đề khó khăn nhất, theo quan niệm mục vụ, là về sắc tộc và việc hòa giải mối liên hệ với người thổ dân Hoa kỳ.

Một trong những yếu tố thúc đẩy Bà Kathy vào lãnh vực này là vì Bà là người gốc miền Nam. Bà lớn lên trong vùng chịu ảnh hưởng của luật Jim Crow (kỳ thị màu da) ở miền Nam, và Thiên Chúa mà Bà tìm thấy trong sách Giáo Lý đã không đáp ứng thỏa đáng với việc kỳ thị màu da và quan niệm rằng những người “da đen” phải ở lại “những nơi của họ.” Qua biến cố bi thảm George Flloyd, Bà nhận ra rằng thời gian đã qua mấy thập niên kể từ những ngày Bà tham gia các phong trào dân quyền.  Sau đó Bà khám phá ra và hoàn tất Chương trình Just Faith Ministries (Mục Vụ Công Lý Đức Tin) dựa trên Học thuyết Xã Hội Công Giáo.

Cũng tương tự như thế, Bà Donna hoàn tất chương trình học về Học Thuyết Xã Hội, nhưng sau đó, thấy mình mong mỏi giữ được kinh nghiệm bằng việc tiếp tục câu chuyện, “Điều tôi đọc thấy về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo mang tính thất hoán cải, nhưng tôi còn muốn Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là một điều gì thực tế chứ không phải chỉ là điều gì tôi đọc được. Cùng điều hành các lớp học về bình đẳng màu da, chữa lành và hòa giải sắc tộc, và công lý sắc tộc đã giúp tôi hiểu ra những cam go của những người da màu thật đã bị chôn vùi một cách có hệ thống trong các định chế của chúng ta.” Về sau Bà đã khám phá ra rằng kinh nghiệm hướng dẫn của Bà, như Chúa Ki-tô, đã hoán cải sự liên hệ của Bà với Chúa Ki-tô. “Nó đã giúp tôi hiểu sâu xa về mục vụ của Chúa Giê-su – một mục vụ mang lại phẩm giá cho những người sống bên lề xã hội, và nhờ thế đưa họ về lại với cộng đống.”

Gặp Gỡ

Bà Kathy, Bà Donna và 4 người tham dự viên khác gặp nhau trong một lớp học ở Giáo xứ St. Clare.  Một vài bàn ghế được sắp xếp theo vòng tròn, cho thấy họ bình đẳng nhau trong buổi thảo luận, ngay cả người điều hành. Họ bắt đầu bằng lời cầu nguyện cho sự hòa giải và chữa lành màu da, sau đó là phần phản ảnh về những yếu tố rõ rệt nhất của lời nguyện và tại sao.

Sau đó là phần suy niệm về một đoạn sách Xuất Hành.  Phần này chú ý đến việc nô lệ và con đường Middle Passage (dường chuyên chở của các đoàn tàu chở nô lệ trong vùng biển Đại Tây Dương), đoạn sách đọc Chúa hứa giải thoát những người nô lệ từ Ai cập.  Một đoạn băng của bài hát “Go Down, Moses” được phát ra, và những người tham dự chia xẻ những đoạn sách mà cả Nhóm cùng đọc.

Sau đó là một cuộc thảo luận khó khăn về việc hòa giải màu da theo hai chiều: đối với những người là nạn nhân của nạn kỳ thị màu da và đối với những người đã nhận ra sự phức tạp của nạn kỳ thị màu da.  Riêng đồi với Nhóm nhỏ này, hầu hết nói rằng họ đến vì lý do sau.  Họ thú nhận rằng họ chưa bao giờ biết về con đường Middle Passage từ khi còn đi học và có thấy một vài định kiến về màu da nơi chính họ hoặc là trong cách họ được giáo dục trong thời gian qua.

Một người tham dự cho biết một cách khá chính xác, “Chính Nhóm này đã cho tôi cơ hội an toàn để nói về sự phận biệt chủng tộc và màu da trong một hoàn cảnh an toàn mà không sợ bị phán đoán. Tôi sẽ cố gắng nói chuyện với một vài người bạn về khuynh hướng kỳ thị của họ, và Nhóm này đang giúp tôi làm được điều đó.” Một người tham dự khác đã đưa ra một thí dụ về sự kỳ thị màu da của mình, “Tôi nhận ra điều đó khi thấy có một người không phải là người da trắng đi vào trong khu vực gần nhà của mình và tôi cảm thấy nghi ngờ.”

Việc trao đổi thật tình và ngay thẳng là một động lực chính đối với Bà Donna và Bà Kathy. “Điều quan trọng nhất là việc đối thoại và tạo được một cộng đồng,” cả hai đều cho biết. Nói theo một cách khác, có lẽ là qua việc đối thoại mà cộng đồng tìm được sự hàn gắn.  Đó cũng là sức mạnh tiềm ẩn của một Nhóm nhỏ chia xẻ Đức tin: nó có thể là khơi nguồn của việc hòa giải giữa mọi người, qua mỗi lần đối thoại như thế. Theo Bà Carla, “Những Nhóm nhỏ này tạo ra những cơ hội để nhìn vào những vấn đề khó khăn trong khung cảnh thuận lợi, khi lòng người cảm thấy dịu dàng và cởi mở trước những điều khó khăn.”

Thực Hành

Bà Carla chia xẻ là Bà nhìn thấy vài trò của các Nhóm nhỏ chia xẻ Đức tin trong cả Giáo Hội, “Tôi thấy sự hình thành của các Nhóm có mãnh lực lôi kéo con người lại với nhau theo một hướng chung, cả về phương diện thiêng liêng và về hành động.  Được hình thành dựa theo cơ cấu các buổi họp mỗi hai tuần của Phong Trào Just Faith (Đức Tin Công Lý), một phần hành khác mang tên gọi Now what? (Điều Gì sẽ tới?) mà trong đó chúng ta thảo luận với nhau về những điều chúng ta có thể làm dựa trên những điều ta đã học hỏi được.”

Tất cả mọi Chương trình Mục Vụ Đức Tin Công lý đều hướng về hành động.  Sau mỗi buổi họp, mỗi người tham dự, ngay cả người tham dự trên mạng, như Judy, chọn một tổ chức đang hoạt động tại địa phương để hòa giải sắc tộc.  Bà Kathy còn ghi nhận thêm, “Tôi nhận thấy những Nhóm nhỏ là những phương tiện hữu hiệu nhất cho các hoạt động giúp đào luyện những người môn đệ truyền giáo, những người có đời sống liên hệ mật thiết với Chúa Ki-tô qua Phép Thánh Thể, là  những người mang tình yêu và lòng nhân hậu của Chúa đến cho mọi người.”  Có lẽ trong hoàn cảnh chia rẽ về chính trị, nó sẽ là một điều tốt đẹp nếu mọi người Công giáo đều tham gia vào một Nhóm chia xẻ Đức tin để tiếp tục việc dào luyện cá nhân và đào luyện đời sống thiêng liêng của mình.


Bà Carla Macchello là một giáo sư về hưu đã dạy các lớp Anh ngữ và các môn tương đương Trung học. Hiện bà tình nguyện làm phụ giáo cho các lớp người lớn. Bà có gia đình và một người con trai 31 tuổi. Bà thuộc Giáo xứ St. Simon, tham gia trong Nhóm Green Team và cũng là thánh viên của Ủy ban Stewards of our Common Home của Giáo Phận.

Bà Donna là cựu giáo viên dạy lớp 1. Sau khi về hưu, Bà dạy kèm trong Chương trình Reading Partners ở vùng Downtown và Đông San José. Bà cũng là thành viên của Nhóm Đồng Hành Linh Thao.

Bà Kathy đã làm Thừa tác viên Lời Chúa, dạy Giáo Lý, tham gia dạy tân tòng, thành viên Hội Đồng Giáo xứ, và trưởng Nhóm Sinh hoạt Hội thảo tại Giáo xứ St. Lucy và St, Thomas of Canterbury trong nhiều năm. Bà có bằng Cao Học về Mục Vụ từ Trường Đại Học Santa Clara.