| Tác giả: Cha Joseph Krupp

Chúng ta ứng phó với ly hôn trong gia đình như thế nào?

Thưa Cha Joe: Chị gái con và chồng chị ấy đã ly hôn. Đây là cặp vợ chồng duy nhất trong gia đình con đã chia tay và tất cả chúng con đều cố gắng hiểu tình huống này theo đức tin Công Giáo của mình. Làm thế nào để ứng phó với tình huống này mà không phán xét họ, thưa Cha?

Có vẻ như chúng ta đã đến thời điểm này một lần nữa, nơi mà các hành động và luật pháp đã biến quan niệm về hôn nhân thành một kiểu “hẹn hò nghiêm túc” có thể tan vỡ vì bất kỳ lý do gì.

Là Ki-tô hữu, chúng ta được kêu gọi hành xử khác đi; đó là sự thật. Thái độ của xã hội về hôn nhân đang dẫn chúng ta vào con đường nguy hiểm.

Giáo hội nhìn nhận ra một thực tế đáng buồn là một số cuộc hôn nhân đang hủy hoại thể xác, tâm hồn và phẩm giá của những người trong cuộc. Để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của những người trong cuộc và con cái của họ, việc một số cặp vợ chồng phải chia tay là điều tất yếu. Để đảm bảo rằng mỗi người trong số họ đều được bảo vệ về mặt dân sự và con cái họ được chu cấp, họ có thể cần phải ly hôn về mặt dân sự.

Ngay cả sau khi họ được nhà nước cho ly hôn, giáo hội vẫn coi họ là một cặp vợ chồng cho đến khi họ nhận được Sắc Lệnh Tuyên bố Hôn Nhân Vô Hiệu từ tòa án. Sắc lệnh này được đưa ra sau khi giáo hội đã nghiên cứu tất cả các khía cạnh của cuộc hôn nhân. Thuật ngữ bãi bỏ không thể hiện quá trình đó là gì.    Tóm lại, ta đoán là chúng ta luôn được kêu gọi đứng ở vị trí tôn trọng hôn nhân. Đôi khi điều đó có nghĩa là nhận sự giúp đỡ và cùng nhau giải quyết các vấn đề, đấu tranh vì hôn nhân bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Đôi khi, vì tôn trọng hôn nhân mà chúng ta chấm dứt nó và bảo vệ phẩm giá mà Chúa ban cho mình.

Vì thế, khi ai đó trong gia đình ly hôn, chúng ta phải làm gì?

Các con biết đấy, ta sẽ gõ từ: Cầu nguyện. Cầu nguyện cho gia đình. Cầu nguyện cho con cái sinh ra từ gia đình đổ vỡ đó. Cầu xin Chúa yêu thương con như con yêu Chúa.

Khi nói đến phán xét, hãy để Chúa phán xét động cơ đó. Chúa biết lòng dạ của con người và biết rõ cuộc hôn nhân của chị gái con hơn bất kỳ ai liên quan. Nói một cách đơn giản là: Con sẽ không biết những gì con không biết. Chúng ta không muốn giả vờ rằng chúng ta biết mọi thứ trong tình huống đó hoặc chúng ta biết những gì diễn ra trong tâm trí và trái tim con người.

Nếu chị gái hỏi ý kiến con, hãy góp ý nhẹ nhàng và bằng tình yêu thương. Đừng giả vờ rằng tình huống này không khó khăn với con và đừng quên là nó cũng khó khăn với cô ấy. Qua những gì cô ấy chia sẻ với con, nếu con tin rằng cô ấy không coi trọng lời thề hôn nhân, hãy dùng tình yêu thương để chia sẻ điều đó khi con được hỏi. Nếu con có thể giúp đỡ mà không làm tổn thương lương tâm của mình, hãy làm như vậy.

Khi các thành viên khác trong gia đình cố nói với con về vấn đề này, đừng cho phép những lời đàm tiếu. Con hãy khuyên mọi người cầu nguyện cho những người trong cuộc và thay đổi chủ đề. Hãy nói về Detroit Lions – đây cũng là đội bóng yêu thích của ta và là nguồn gốc của nỗi đau khổ lớn nhất cuộc đời ta.

Khi có vẻ đã đến lúc và nếu con cảm thấy đúng đắn, hãy nói với chị gái về quy trình xét xử. Sắc Lệnh Tuyên Bố Hôn Nhân Vô Hiệu không chỉ cho phép con người kết hôn mà còn là cơ hội để chữa lành và khép lại một vài cánh cửa.

Xin Chúa phù hộ cho tấm lòng của con vì đã đặt câu hỏi này; điều này cho thấy con quan tâm đến chị gái mình, tôn trọng và tôn vinh gia đình cũng như bí tích hôn phối. Hãy tin rằng Chúa, Người đã bắt đầu công việc tốt lành này nơi con và chị gái của mình, sẽ chứng kiến điều này tới khi kết thúc. (Phil 1:6)

Hãy tận hưởng ngày nữa có Chúa!