Share this story


 |

Đáp Lại Lời Mời Gọi của Chúa Để Trở Thành Phó Tế

Chân Dung Người Môn Đệ: Simon Huang-Chung Liao và Samuel E. Milan, Học Viện Lãnh Đạo Mục Vụ 2018

Vào ngày 27 tháng 5 vừa qua, Anh Simon Huang-Chung Liao và Anh Samuel E. Milan, học viên tốt nghiệp Học Viện Lãnh Đạo Mục Vụ năm 2018, đã được chịu chức Phó Tế ở Nhà thờ Chính Tòa Thánh Giu-se.

 

Trong thời gian còn nhỏ, hoặc là sau này, Đức tin của (Anh) đã ảnh hưởng thế nào trong quyết định xin học và làm Phó Tế?

Simon:  Tôi sinh ra và lớn lên là một người Công giáo, ở Đài Loan. Vào thời gian đó, và ngay cả bây giờ, ơn gọi dành cho người nam chỉ để cho những người muốn làm linh mục, không có ơn gọi làm Phó Tế.  Mẹ tôi là một người đàn bà rất mộ đạo, và luôn ước ao có người con đi tu. (Đáng tiếc thay, tôi còn nhớ đã nói với mẹ là đừng chờ nơi tôi!)  Vào năm 2014, trong dịp 40 năm hội ngộ Lớp của tôi, một người bạn đã là Phó Tế thuộc TGP Washington, D.C. có rủ tôi tìm hiểu về ơn gọi làm Phó Tế và đã nói với tôi: “Mày sẽ thấy nó rất đáng quý!” Rồi năm sau, 2015, tôi và vợ tôi tham dự Khóa Huấn Luyện Lãnh Đạo Mục Vụ.  Một người bạn khác cũng khuyến khích tôi tham dự chương trình huấn luyện làm Phó Tế.  Rồi một thời gian sau một người bạn khác hỏi tôi đã ghi tên xin học làm Phó Tế chưa. Tôi chưa kịp trả lời thì anh bạn đã nói: “Tôi đã xem hạn tuổi và năm nay là năm cuối cùng Anh có thể xin học được!” Sau ba lần, với ba người, tôi chỉ nói: "Lạy Chúa con xin khuất phục Ngài!”

Samuel:  Mẹ tôi luôn là người hướng dẫn cầu nguyện trong gia đình, Phúc ân hóa gia đình, và những chuyện khác.  Sau khi mẹ tôi về hưu thì dần dần chuyển cho tôi vai trò hướng dẫn Đức tin trong gia đình. Về sau khi đã lập gia đình, và sau thời gian hướng dẫn con cái về thể thao, tôi bắt đầu hướng dẫn các sinh hoạt mục vụ ở nhà thờ. Trong các sinh hoạt mục vụ, tôi thấy mình hướng dẫn khác hơn, và thường hướng dẫn người lớn về Đức tin. Nhiều người tôi gặp cũng thường khuyến khích tôi theo học làm Phó Tế, và hôm nay tôi có mặt ở đây.

Trong thời gian được đào luyện làm Phó Tế, (Anh) có kinh nghiệm gì giúp mình trưởng thành hơn trong Đức tin?

Simon:  Trong thời gian học hậu Đại học ở Cleveland, Ohio, tôi may mắn được tham gia một Nhóm học Thánh kinh (Nhóm Thánh kinh Công giáo người Tàu). Nhóm này cũng giúp tôi sống Đức tin và hướng dẫn tôi.  Ngoài ra, chương trình các lớp Mục Vụ ở Đại Học Santa Clara cũng giúp tôi hiểu sâu hơn về Đức tin. Tôi còn hoạt động ba năm trong các sinh hoạt mục vụ cải huấn ở Trại Cải Huấn Santa Rita.  Sứ mệnh mà tôi không ngờ này đã giúp tôi hiểu sâu xa về tinh thần môn đệ để đưa sứ điệp tình yêu vô điều kiện của Chúa đến cho những người khác và sự tha thứ đến cho những người bị tù đày và gia đình họ.

Samuel:  Khi ngày càng trưởng thành trong đời sống Đức tin, tôi nhìn lại những ân huệ mà tôi và gia đình tôi đã nhận được.  Sau khi tôi tham dự chương trình Đào luyện, trong thời gian đầu chúng tôi được khuyến khích đọc kinh Thần vụ (kinh Nhật Tụng), gồm có giờ kinh sáng và kinh chiều.  Lúc đầu thì chưa quen với hình thức cầu nguyện này, nhưng sau đó tôi và vợ tôi cảm thấy trân trọng, và thấy mình được trưởng thành hơn về Đức tin.  Đặc biệt tôi cảm thấy như thế, nhất là những khi cùng cầu nguyện với các bạn đồng môn. Cùng đống hành với các bạn trong Chương trình Phó Tế, là những người cùng trải qua kinh nghiệm tương tự như thế, giúp tôi thấy là mình không bước đi một mình.

Đối với những người có ý định tham dự Chương trình Phó Tế, (Anh) muốn họ biết thêm về những điều gì?

Simon:  Nó là một kinh nghiệm rất đáng quý, mặc dầu là một tiến trình khó khăn về đào luyện. Cuộc hành trình này có hai mặt: qua việc tiếp xúc và gặp gỡ những người khác, người Phó Tế hiểu thêm về Đức tin, về Giáo huấn của Giáo Hội, và về những khó khăn mục vụ hiện nay.  Mặt khác, người Phó Tế mang lại những hoạt động mục vụ gần gũi, khi trở nên gần gũi với người khác.

Samuel:  Lúc đầu tôi nghĩ dường như chưa phải là thời gian thuận tiện để làm Phó Tế.  Nhưng lúc nào mới là thuận tiện? Giai đoạn suy tư ơn gọi giúp tôi hiểu thời gian có thuận tiện hay không.  Đứng trước những lo ngại và lo sợ, Chúa Giê-su vẫn có mặt với ta trong mỗi chặng đường, và luôn yêu mến ta, cho dầu có được chịu chức hay không.  Người tăng sức mạnh cho ta trong mỗi bước đi, từng bước một.

Trong cuộc hành trình này, những gì làm cho (Anh) phấn khởi và những gì làm cho (Anh) thấy khó khăn, về phương diện cá nhân cũng như về đời sống thiêng liêng?

Simon:  Bốn phương diện của Chương trình đào tạo Phó Thế là nhân bản, khả năng mục vụ, đời sống thiêng liêng, và đời sống trí tuệ, tất cả đều làm tôi thấy khó khăn nhưng cũng làm cho tôi phấn khởi.  Những yếu tố ấy làm cho chương trình đáp ứng đầy đủ và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của ta.  Những người tham dự và đóng góp vào Chương trình làm cho tôi phấn khởi và thúc đẩy tôi.  Sau cùng, các bài học giúp tôi thấy rõ hơn về cả ơn gọi làm Phó Tế và giúp tôi thấy cảm phục và trân trọng sự phong phú của Đức tin.

Samuel:  Tôi thấy rất phấn khởi nhìn thấy Đức tin của những người khác và lòng thánh thiện của họ để nhận ra tình yêu của Chúa trong đời sóng của những người này. Tình yêu đó làm cho cá nhân tôi xúc động vì thấy mình được chia xẻ tình yêu này trong Chúa Ki-tô.  Qua Người, chúng ta kết hợp nhau như một gia đình, trải qua mọi khó khăn.  Chúa sẽ dẫn ta đến Đất Hứa, dầu đôi khi hoàn cảnh như quá khó khăn.

Tại sao người Phó Tế có vai trò quan trọng trong Giáo Hội hôm nay?

Simon:  Như một người ứng viên Phó Tế, chúng tôi mang những kinh nghiệm thực tế ngoài đời, đã có gia đình, nuôi nấng con cái, và nghề nghiệp chuyên môn, là tất cả những điều cá biệt khi vào học.  Những điều này là những kinh nghiệm quý báu cho các hoạt động mục vụ mà chúng tôi được đào tạo để phục vụ.  Những kinh nghiệm này giúp đạt được những mục tiêu của người làm mục vụ.

Samuel:  Cũng như những người mà họ phục vụ, người Phó Tế mang theo kinh nghiệm cá nhân của mình và đến từ nhiều giai cấp và trình độ khác nhau.  Có được những kinh nghiệm và mục đích như những người khác giúp chúng tôi thấy Chúa hiện diện trong mỗi hoàn cảnh.  Người nào cũng muốn nghe những người gần gũi với mình, và đối với người Phó Tế, đó là phục vụ, chăm sóc, và yêu thương.

Một vài ý nghĩ cho biết vắn tắt về kinh nghiệm trong Chương trình và tại sao (Anh) đã chọn?

Simon:  Ngỡ ngàng và biết ơn. Ngỡ ngàng, vì tất cả những người tuyệt vời mà tôi đã gặp trong cuộc hành trình và những biến cố dẫn đến hôm nay.  Biết ơn, vì tất cả những gì họ đã làm cho tôi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời tôi.  Chúa Thánh Linh đã tác động một cách bí nhiệm, và tôi nhìn thấy bàn tay của Chúa dẫn dắt tôi cho đến hôm nay, qua rồi mới thấy.

Samuel:  Tuy đơn giản, chỉ có tính yêu diễn tả được kinh nghiệm của tôi. Tình yêu khi gặp Chúa và qua những người khác.  Tôi trải qua kinh nghiệm này với những người quen thân và cả những người chưa gặp.  Chỉ có Chúa Thánh Linh mới nâng tất cả chúng ta lên bậc Thánh thiện.  Qua Ngài, sự hiện diện và tình yêu của Chúa trong cuộc đời, Ngài hằng hướng dẫn và nuôi dưỡng chúng ta.

 

Samuel E. Milan
Simon Huang-Chung Liao

Samuel là người con duy nhất trong một gia đình di cư. Sau khi tốt nghiệp Đại Học San Francisco, Anh làm việc trong ngành Sinh Lý, đồng thời làm về kỹ thuật y tế cho Hải Quân. Anh và vợ Anh đã thành hôn ở Nhà thờ St. Victor và tham gia công tác mục vụ ở đó.  Sau khi tốt nghiệp Học Viện Lãnh Đạo Mục Vụ, Anh đã theo học Chương trình Đào tạo Phó Tế.

Simon là một trong 6 anh chị em. Anh đến Mỹ năm 1979 để theo học Tiến sĩ Kỹ thuật, sau khi tốt nghiệp một trường đại học ở Đài Loan. Trong 35 năm Anh làm việc trong ngành kỹ thuật máy vi tính. Anh là thành viên của Nhóm Công giáo người Tàu ở San Jose, trong Giáo xứ St. Clare từ năm 1979.  Anh và vợ Anh là Cecilia đã lấy nhau 43 năm, và hai người có 3 người con đã lớn và 2 cháu. Anh thường thích nấu ăn và trồng cây (nhất là lan), đi bộ, chạy bộ, và cùng với vợ đi hành hương.