Share this story


 | Doug Culp

Con Số 40

Bài thần học nhập môn hôm nay xin giải thích về ý nghĩa của những nhân vật đáng ghi nhớ, những nhóm người, hay những biền cố trong Phúc âm. Mục đích là để chúng ta hiểu hơn về bối cảnh Ơn Cứu độ mà Phúc âm đã cho thấy.

“Rồi Chúa Giê-su được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào trong hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Ngàì ăn chay 40 ngày đêm, và sau đó cảm thấy đói.” (Mt. 4: 1-2)

Trong Phúc âm, những con số 40 nói về thời gian đều có một ý nghĩa. Những thời gian 40 thường bắt đầu bằng một biến cố Đức tin và gồm có những thử thách và gian nan, và kết thúc bằng sự biến đổi của Thiên Chúa. Đây là lúc thuận tiện để xét lại sự quan trọng của con số 40, khi chúng ta chuẩn bị buớc vào 40 ngày mùa Chay.

 

Hành trình Đức Tin

Có nhiều thí dụ trong Thánh kinh, nhưng có một ít câu chuyện sáng tỏ giúp ta hiểu hơn về quyền năng biến đổi trong các thời kỳ 40 khác nhau. Trong mỗi thời kỳ, có sự gặp gỡ với Thiên Chúa và sự thật được tỏ hiện. Sự gặp gỡ này luôn luôn mang lại một câu trả lời. Nhân vật đối diện với ơn gọi Đức tin luôn bị thử thách và gặp khó khăn để mang họ trở về và từ bỏ cuộc hành trình. Tuy nhiên, vì người ấy tỏ ra kiên tr ì trước nghịch cảnh, vượt qua mọi nghi ngại và thắng lướt thất bại tạm thời, người ấy được biến đổi qua cuộc hành trình và trở thành lãnh đạo những người khác trên con đường mình đang đi.

Từ Ông No-ê đến Ông Mô-sê

Ta hãy xem cuộc hành trình của Ông Nô-ê. Ông sống vào thời kỳ đầy dẫy những sự xấu xa, nên Thiên Chúa quyết định tiêu diệt mọi sự sống trên trái đất, ngoại trừ Ông Nô-ê. Chúa gọi Ông đóng một chiếc tàu để chuẩn bị cho cơn đại hồng thủy mà Chúa sẽ cho xảy ra. Ông Nô-ê đáp lại lời Chúa và bắt đầu xây một chiếc tàu vĩ đại. Và rồi ông bị những người chung quanh dèm pha.Ai mà tin được những chuyện viển vông ấy?  Tuy nhiên, Ông Nô-ê vẫn thi hành và trời bắt đầu đổ mưa. Trong 40 đêm ngày mưa ròng rã từ trời đổ xuống, mang ngập lục đến tất cả mặt đất và giết hết mọi loài sinh vật. Chỉ còn Ông Nô-ê và những người và sinh vật trên tàu của Ông được sống sót. Ông Nô-ê và đoàn người cùng súc vật của Ông trở về sống trên mặt đất và biến đổi mặt đất thành nơi một trung thành với Thiên Chúa.

Sau này trong Thánh kinh Cựu ước ta đọc thấy dân tộc Do thái trong thời kỳ ở Ai Cập đã chịu khó khăn và thử thách qua nhiều thế hệ và nơi đó được coi là Đất nô lệ. Và Thiên Chúa quyết định giải thoát họ. Chúa gọi Ông Môi-sê khi Ông đang tìm cách chạy trốn, sau khi Ông đã giết chết một người Ai Cập vì người này hành hạ một người Do thái nô lệ. Ông Môi-sê đã nghe lời Chúa, bất chấp mọi trở ngại và trong một hoàn cảnh xem ra khó khăn. Ông đã kiên trì qua mọi từ chối của Vua Ai cập và qua cơn dịch, Ông Môi-sê trở thành khí cụ giải thoát của Thiên Chúa và người Do thái được giải thoát khỏi xiềnh ách của người Ai Cập.

Và dĩ nhiên, dân tộc Do thái này đã phải trải qua 40 năm trong sa mạc và ăn bánh ma-na cho đến khi Thiên Chúa cho họ trở nên một dân tộc với vùng đất riêng. Trong cuộc hành trình lâu dài này trong sa mạc, Chúa đã truyền Ông Môi-sê lên núi Si-nai. Và Ông đã ở trên núi Si-nai 40 đêm ngày trước khi Ông trở xuống với bia đá có khắc những điều răn để cho dân theo. Những bia đá này về sau cũng do chính Ông Môi-sê đập vỡ khi Ông thấy dân Do thái quay lưng với Thiên Chúa và thờ một con bò vàng. Rồi Chúa lại gọi Ông Môi-sê lên núi thêm 40 đêm ngày ăn chay, rồi Chúa truyền luật cho Ông Môi-sê và biến đổi một dân tộc không tuân theo luật lệ trở nên một dân tộc sống theo giao ước của Ngài.

Từ Sa mạc cho đến Bên Hữu Thiên Chúa

Chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh Tân ước trong đoạn ở đầu trang rằng Chúa Giê-su đã đượcc Chúa Thánh Thần hướng dẫn, sau khi chịu phép Rửa bởi Ông Gioan và trước khi bắt đầu hành trinh rao giảng, để đi vào hoang địa và ở đó Người ăn chay 40 đêm ngày. Chính trong thời gian này mà Chúa chịu thử thách để sống tự lập một mình, thử thách Thiên Chúa và thờ phượng ma quỷ. Và dĩ nhiên Chúa Giê-su không những đã vượt thắng mọi thử thách mà còn trở về, sau 40 đêm ngày thay đổi thế giới và làm thay đổi lịch sử. Ngôi Lời Nhập thể đã hoán cải bóng tối thành sự sáng bằng cách đi vào sự yếu đuối của chúng ta và bằng cách vâng lời Thiên Chúa và phục tùng Ngài.

Thời kỳ này trước cuộc hành trình công khai rao giảng của Chúa Giê-su được thể hiện qua giai đoạn 40 ngày sau khi kết thúc rao giảng, ở dưới chân Thánh giá. Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ của Nguời trong vòng 40 ngày sau khi Người sống lại và trước khi Người về trời. Chúa Giê-su đã hoàn toàn vâng lời và chấp nhận mọi khó khăn, và qua đó đã biến cải sự chết thành sự sống. Người đã chiến thắng Thập giá qua sự Phục sinh của Người, để cho nhân loại đang đau khổ lầm than thấy được hạnh phúc vĩnh cửu cho những ai yêu mến Thiên Chúa.

40 Ngày của Chúng ta

Trong 40 ngày, những điều cao cả có thể xảy đến. Quà tặng Mùa Chay mà chúng ta nhận được là lời mời gọi tham dự vào lịch sử của quyền năng hoán cải của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta có thể trải qua 40 ngày chuẩn bị và sẵn sàng bước vào sự hoán cải của biến cố Phục Sinh. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tin tưởng và giữ vững lời Chúa ngay cả khi chúng ta bị dèm pha hay bị hiểu lầm; chúng ta phải thành thật với chính mình để xem những gì mình cần từ bỏ, vì những điều ấy làm cho ta bị nô lệ với tội lỗi và xấu xa; chúng ta cần can đảm bước vào sa mạc mùa Chay chỉ mang theo Đức tin nơi Chúa; và chúng ta phải chết cho bản tính của mình và phục tùng Chúa. Đây là một mùa Chay cao cả: Hoán cải phải bắt đầu và được chuẩn bị qua lời cầu nguyện, qua việc sám hối, ăn chay, và từ bỏ chính mình.


Bạn có biết…

Giáo lý dạy chúng ta rằng 40 ngày mùa Chay là thời gian Giáo Hội dùng để liên kết Giáo Hội với mầu nhiệm của Chúa Giê-su trong sa mạc. (Sách GL 540)


Câu đố

Ai đã nói: “Không có điều gì lớn lao thực hành được mà không phải gian lao?”

A. Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô

B. Thánh Tê-rê-sa Calcutta

C. Thánh Grê-gô-ri-ô Cả

D. Thánh Catherine Siena

Câu trả lời:  D (Thánh Catherine Siena)


Ông Doug Culp Là Giám đốc và thư ký Văn phòng Mục Vụ Sự sống ở Giáo phận Lexington, Kentucky. Ông có bằng Cao học về Thần học của Học viện Thần học Chicago.