Share this story


 | Marissa Nichols

Lời Mời Gọi Đi Vào Giáo Dục Công Giáo

Đối với những nhà giáo dục nói chung, nhất là đối với những nhà giáo dục trong các trường Công giáo, ranh giới giữa gia đình và học đường, giữa đời sống và nghề nghiệp, giữa ơn gọi và cá tính đã trở nên thật lu mờ, hầu như không còn nữa. Và đối với một số khác, rành giới này không bao giờ có.

Bà Maria Victoria Hinkle và Ông Nathanael Baugnon-Edwards, cả hai người đều có thể chứng minh điều đó qua kinh nghiệm cá nhân của họ, với tư cách là những nhà giáo dục được đào tạo trong các trường Công giáo.  Đối với mỗi người – Bà Maria là một hiệu trưởng và Ông Nathanael là giáo sư – điều chính yếu trong nghề nghiệp của họ là tìm cách thay đổi cuộc sống của những người khác và thay đổi chính mình để trở thành những người lãnh đạo trong các trường học, với tư cách là người Công giáo, và nói một cách đơn giản, là những con người.

Đối với mỗi nhà giáo dục này, sự kết hợp giữa Đức tin, học đường, công việc, cá tính, gia đình và giáo dục, những yếu tố đã thành hình từ thuở nhỏ, đang được thể hiện bằng một nhận thức rõ ràng và áp dụng trong nghề nghiệp của mỗi người hôm nay.  

Ông Nathanael Baugnon-Edwards, giáo sư Anh ngữ tại Trường St. Mary of the Immaculate Conception (Đức Mẹ Vô Nhiễm) ở Los Gatos.

Ông Nathanael có một con gái 18 tháng và vợ là Talia cũng là giáo viên người Công giáo phụ trách chương trình sau giờ học tại Trường St. Mary, nơi Ông đang dạy. “Đó là một trong những điều có phước trong một cộng đồng trường Công giáo nhỏ và gần gũi nhau. Tôi nói với Bà Hiệu trưởng nhiều điều để Bà có thể du di với chúng tôi và giúp cho hoàn cảnh dễ dàng hơn cho Talia và tôi.”

Vào mỗi cuối ngày, hai người phải thay nhau ẵm con, và đôi khi mới họp giáo sư xong thì Ông ta phải ẵm con trên tay. “Nhưng đây là một trường Công giáo, và không những mọi người đều hiểu, mà họ còn nói là “đã trải qua.” ‘Không sao hết, chúng tôi hấu hết ai cũng có con.” Ở đâu mà có thể làm được như thế?

 

Giáo Dục Là Đào Tạo Cuộc Sống

Niềm đam mê và lòng tận tụy của các đồng nghiệp khác cũng là những điều tiêu biểu được thể hiện từ những mục đích chung của Trường St. Mary đối với học sinh.  Ông Nathanael nói như thế này: “Các học sinh ở đây đều được biết đến, các học sinh được biết đến tên, và đó là điều thực hành chung ở Trường St. Mary.”

Ông Baugnon-Edwards còn giải thích thêm điều này có nghĩa là gì ở trong lớp học: “Có khi người học sinh chỉ cần thêm tự tin, và mình chỉ cần khuyến khích em, cho em thấy được yêu thương vào lúc em gặp khó khăn.” Đó là trách nhiệm được thể hiện một cách tự nhiên qua Đức tin, “Ở nơi các học sinh, biết nhận ra khuôn mặt của Chúa có nghĩa là lúc nào cũng được kêu gọi để yêu thương, và yêu thương. Tôi nghĩ đó cũng là mọt trong những lý do lôi kéo tôi vào ngành giáo dục.”

Có một ảnh hưởng sâu xa đối với Ông Nathanael là khi đọc tiểu sử của Thánh Gioan Phao-lô II. “Ngài nói nhiều về việc đồng hành.  Người dạy học phải làm như thế luôn, vì người học sinh là vai chính, là nhân vật chính, và mình chỉ có mặt để giúp em và nâng đỡ em.” 

Một phần của trách nhiệm đồng hành là đào tạo em trong những việc em làm bên ngoài lớp học, đào tạo cùng với cả cộng đồng và cả thế giới, trong tâm tưởng. “Tôi nghĩ là trong thế giới hôm nay, các trường Công giáo giúp mang lại cơ hội cho học sinh biết người hàng xóm của mình là ai, và biết giúp đỡ và chăm sóc những người mà mình không đồng ý.”

Con Đường Đi Vào Giáo Dục Công Giáo

Cha của Ông Baugnon-Edwards là một phó tế, và cả hai cha mẹ Ông đều dạy trường Công giáo. Ông làm cố vấn trại hè một thời gian vài năm, và kinh nghiệm này đã giúp Ông thay đổi và tìm thấy ơn gọi để trở thành giáo sư dạy học. “Tôi thường sống nội tâm, và kinh nghiệm này đã làm tôi thoát ra cái vỏ ốc của mình.  Chỉ có việc dạy học đã giúp tôi biết tôi muốn làm gì.”

Sau khi học Đại học, Ông tình nguyện vào làm việc trong Đoàn Tình Nguyện Red Cloud ở Khu Vực Da Đỏ Pine Ridge ở South Dakota.  Nơi đây Ông đã gặp và yêu người vợ tương lai của mình, một người đến từ Santa Rosa.  Cũng thời gian này Ông cảm thấy muốn vào nghề dạy học.  “Tôi biết  tôi chỉ muốn đi dạy học, và Trường Đại Học Santa Clara có chương trình giúp tôi vừa đi dạy học vừa tiếp tục theo học đế lấy bằng Master’s. Mấy năm sau, họ dọn đến ở Vùng Silicon Valley, lập gia đình, và dĩ nhiên là dạy trường Công giáo.

Dạy Học Là Chuyển Hướng Cá Nhân

“Nếu mình không biết thứ tha, không có thiện cảm, và không biết tìm hiểu về cá tính của người học sinh, không thương yêu mọi người bất kể họ làm gì, thì không lâu mình sẽ bỏ nghề dạy học.” Bước vào nghề dạy học còn là một sự chuyển hướng cuộc đời, theo kinh nghiệm của Ông. “Mỗi ngày tôi có kinh nghiệm được học để sống nhân bản hơn. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tôi trở thành một người cha tốt, một người chống tốt, vì tôi là một nhà giáo dục.”

Mặc dầu giá trị của sự trưởng thành cá nhân không thể ước tính được, phải nhận rằng trong đó cũng có hy sinh, và lúc nào cũng phải tìm cách để dung hòa. Ông nói một cách thành thật, “Nghề dạy học không phải là một nghề dễ dàng.  Nhu cầu đòi hỏi thêm giáo sư sẽ không bao giờ thỏa mãn được.  Nghề dạy học, cũng như nhiều nghề khác, làm cho mình chới với, nếu mình không biết tự chủ. Người dạy học phải biết cách xếp đặt những ưu tiên của mình.”

Khó Khăn về Kinh Tế

Ông Baugnon-Edwards chia xẻ rằng Ông cũng muốn tiếp tục sống ở Giáo Phận San José và dần dần trở thành Phó tế như cha của Ông. “Gia đình chúng tôi còn trẻ và là những người Công giáo tích cực.  Chúng tôi cũng muốn nuôi con lớn lên như trước đây cha mẹ đã nuôi nấng mình. Chúng tôi cũng muốn ở đây lâu dài,” ông nói.  Nhưng việc cho con học trường tư cũng khá tốn kém, và việc sinh sống ở Silicon Valley này đều là những bận tâm của những gia đình trẻ như gia đình của Ông Bà Baugnon-Edwards. Thực tế này đã khiến Giáo Phận San José đề ra chương trình trả lương cân xứng cho nhân viên, theo sự canh tân của Kế Hoạch Mục Vụ sắp tới.

Ông Baugnon-Edwards tỏ ra hài lòng về quyết định mới đây của Giáo Phận để trả lương cho cha mẹ trong 8 tuần sau khi có con mới sinh. “Đó là một quyết định rất đáng kể, và Giáo Phận San José đã tỏ ra rất đáng khâm phục khi tăng lương cho nhân viên trong mấy năm gần đây.  Nhưng nhà cửa vẫn còn đắt đỏ quá.”  Những cặp vợ chồng như Ông Nathanael và Bà Talia đang phải suy nghĩ về khả năng kinh tế để xem có thể chọn sinh sống ở San José lâu dài hay không.

Dạy Học Là Tạo Ra Một Gia Đình và Trở Nên Gia Đình cho Người Khác

Về nhiều phương diện, trường Công giáo trở nên gia đình cho các học sinh, các nhà giáo dục, và cho cả cộng đồng bên ngoài.  Nathanael chia xẻ niềm vui lớn lao khi được sinh hoạt với học sinh, “Mỗi ngày, tôi có cơ hội được học hỏi để trở nên nhân bản hơn và được chứng kiến những phát triển hiển nhiên của học sinh vào những giai đoạn các em trải qua.”  Ông chia xẻ phản ứng của Ông ngay cả trong những ngày gặp khó khăn ở trong lớp học, “Tôi vẫn thấy yêu mến các học sinh của tôi. Tôi coi chúng như con tôi.”

Trong khung cảnh sinh hoạt chung đầy yêu thương, người ta thường thấy sự giao tiếp cá nhân làm cho trường Công giáo có một chỗ khác biệt. “Dạy học mang tính cách cộng đồng, nếu mình làm đúng.  Có nhiều phụ huynh gọi điện thoại hay email để cho biết về những gì đang xảy ra trong gia đình hay hỏi về những điều gì mới mẻ với con họ trong những sinh hoạt chung. Trường Công giáo cộng tác với phụ huynh như là những nhà giáo dục chính yếu.”  Đây là tất cả những gì mà ở Trường St. Mary cũng như ở các trường Công giáo khác, học sinh, gia đình, và giáo sư đều biết tên nhau, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và là những thành viên đáng quý của cộng đồng.

 

Bà Maria Victoria Hinkle, Hiệu Trưởng Trường St. John Vianney ở San José

Khi được hỏi tại sao cha mẹ nên cho con theo học trường Công giáo, Bà Maria Victoria Hinkle, người đã ở trong ngành giáo dục 29 năm trước khi làm Hiệu trưởng, đã trả lời: "Giáo dục Công giáo không những đào tạo về trí tuệ mà còn đào tạo con người toàn diện .” Và nói về lý do tại sao các giáo chức nên chọn dạy học tại trường Công giáo, Bà cho biết: “Đó là một ơn gọi. Ơn gọi ấy làm thay đổi cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của người học sinh đến suốt cả đời.”

Con Đường Đi Vào Giáo Dục Công Giáo

Bà Maria Victoria sinh ra ở Philippines và được học ở Trường Dòng Assumption (Đức Mẹ Lên Trời) ở Manila.  Bà thừa nhận là không biết rõ từ khi nào Bà biết là có ơn gọi đi vào ngành giáo dục, nhưng Bà nói là do ảnh hưởng từ Mẹ của Bà. “Tôi cũng thích nghề dạy học lắm. Tôi thấy mẹ tôi rất vui khi đi dạy học. Mẹ tôi đã làm thay đổi cuộc đời của nhiều người, và các học sinh rất yêu mến Bà.  Có lẽ mẹ tôi đã trồng hạt giống ơn gọi ở trong tôi để theo nghề này.”

Vào khoảng năm Lớp 6 thì Maria Victoria đã giúp chuẩn bị các học sinh chịu Rước Lễ Lần Đầu. “Tôi còn nhớ những buổi sáng thứ Bảy tôi và chị tôi đi dạy Giáo Lý cho các trẻ em ở ngoài đường, những đưa nhỏ sống ở những khu vô gia cư.” Trong chương trình phục vụ của nhà trường, Bà phải tham gia một chương trình gồm có việc đến ở chung với những gia đình vô gia cư.  Kinh nghiệm này đã giúp Bà thấy mình có phước và làm dậy lên trong lòng Bà một trách nhiệm và ước muốn được phục vụ.  Mặc dầu ơn gọi vào nghề dạy học đã đến từ khi còn ở Philippines, ơn gọi này vẫn còn khi Bà đến Mỹ vào năm 2001.  Bà đã bắt đầu dạy ở Trường St. Victor, rối sau đó làm Hiệu trưởng trường này.

Dạy Học là Đào Tạo Con Người Toàn Diện

Bây giờ là Hiệu trưởng ở Trường St. John Vianney, Bà Maria Victoria tiếp tục phục vụ trường này và cộng đồng này.  “Là một giáo chức hay một người quản trị Học đường là phục vụ bằng việc dạy cho những người trẻ biết thay đổi xã hội.”  Bà đã lập lại tâm tình này trong suốt buổi nói chuyện, cùng với lời khuyên nhủ của Bà Thánh Marie Eugene là người lập nên Dòng Đức Mẹ Lên Trời (Assumption) là Dòng đã dạy Bà, các chị em của Bà, và Mẹ của Bà ở Philippines. “Dạy học là giải thoát con người.” Những lời này đã giúp Bà hiểu thêm về sứ mệnh và ơn gọi của một nhà giáo dục.

Theo Bà Maria Victoria, “giải thoát” là giúp cho người học sinh đi xa hơn lớp học của mình. “Khi dạy học sinh, chúng ta đi xa hơn là chỉ làm thay đổi về học vấn.  Đó là sự đào tạo một con người toàn diện, là mang người học sinh về với Chúa Giê-su, Đấng mà họ tôn thờ.  Nhờ đó họ nhận ra lý do tại sao Chúa dựng nên họ.’

Nhưng nói thế không có nghĩa là học vấn không quan trọng đâu, “Nhiều học sinh đã cho biết ‘Bà Hinkle còn nhớ khi chúng ta đọc To Kill a Mockingbird trong lớp không?  Còn nhớ các phiên tòa chúng ta dựng nên trong lớp không?’ Các em cho thấy là họ được thúc đẩy để tham gia các đội tranh luận.  Hãy nhớ là các học sinh mang theo suốt đời những gì chúng ta nói hoặc làm trong lớp.” Bà cho biết.

Các Học Sinh Trở Lại

Bà Maria Victoria đã tóm tắt sự khác biệt do Đức tin mang lại trong ơn gọi của nhà giáo dục khi họ cho thấy nơi người học sinh khi người học sinh trở lại thăm trường tiểu học của mình, “Khi gặp khó khăn trong lớp học chúng ta không bao giờ bỏ người học sinh, vì Chúa không bao giờ bỏ chúng ta.  Nhà giáo dục Công giáo được kêu gọi để tin tưởng nơi người học sinh và giúp người học sinh tin tưởng vào chính mình.”  Khi người học sinh trở lại thăm trường, sau thời gian lớp 8 hay trung học, hay đại học, Bà Maria Victoria cũng như các giáo chức dạy học sinh nhìn thấy kết quả công việc của mình.  “Một số học sinh trở lại chỉ để cho biết chúng ta đã dạy họ tốt đẹp như thế nào để viết được một đoạn văn.  Có những người khác trở lại và nói những lời sâu sắc hơn, như là ‘Thầy/cô đã làm thay đổi cuộc đời con’ hay là ‘Xin cám ơn Thầy/cô đã không bỏ con, cũng như đã giúp con tiến lên .’  Lý do là vì các trường Công giáo mang đến cho người học sinh và gia đình họ một nơi mà họ nương tựa trong những vấn đề quan trọng.

Giải Pháp Trường Công Giáo

Bà Maria Victoria tin tưởng rằng học vấn Công giáo mang lại một giải pháp cho những khó khăn trong xã hội ngày nay bằng việc nối kết các cộng đồng trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống. “Đối với giới trẻ, việc xử dụng quá đáng hoặc không chính đáng các phương tiện kỹ thuật, áp lực của bạn bè, có thể làm cho người trẻ mất niềm tin nơi Chúa. Trường Công giáo là phương thuốc hiệu nghiệm nối kết con người của mình với những tiềm năng tốt đẹp nhất của mình với Chúa.  Điều này cũng đặt trách nhiệm nặng nề trên các nhà giáo dục Công giáo. “Thực tế là việc dạy trường Công giáo đòi hỏi nhiều hơn vì phải dấn thân nhiều hơn, không phải chỉ là về phương diện kiến thức.  Nhà giáo dục Công giáo đào tạo người học sinh về học vấn trong khi còn đào tạo về Đức tin và phát triển tinh thần trách nhiệm trong việc làm cho thế giới được tốt đẹp hơn.”

Dạy Học Là Biến Đổi Cá Nhân, là một Sứ Mệnh

Suốt đời tận tụy với giáo dục Công giáo đã mang đến cho Bà Maria Victoria những cơ hội để sống Đức tin của mình một cách sâu xa hơn.  “Khi giúp các học sinh sống gần Chúa, tôi cũng giúp chính tôi sống gần Chúa hơn.  Đối với tôi điều lợi nhất trong việc giảng dạy các trường Công giáo là nó đã giúp tôi sống với chính mình nhiều hơn. Ngoài con trai và chồng tôi thì tôi thấy được nhiều niềm vui.”

Ngoài việc nhận thức rõ rệt về vai trò của người lãnh đạo Công giáo, Bà Maria Victoria còn được thúc đẩy và phấn khởi do sự hướng dẫn sáng suốt của những người trong Ban Giám Đốc Các Trưởng Công Giáo của Giáo Phận. “Tôi rất tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Bà Tổng Giám Đốc, và điều đó mang lại kết quả tốt đẹp!”  Bà Jennifer Beltramo là người hiểu về sứ mệnh của Giáo Hội và có khả năng hướng dẫn các trường Công giáo.  Sự tin tưởng ấy đã thúc đẩy Bà Maria Victoria trong sứ mệnh của mình là giúp cho học sinh “mọc lông mọc cánh” và “giải thoát” chúng qua việc học vấn.  Bà cũng không muốn chỉ giữ sứ mệnh ấy cho riêng mình, “Nếu có ai muốn dạy ở trường Công giáo, tôi tha thiết đề nghị Giáo Phận San José.

Llamados a la Educación Católica

Ông Nathanael Baugnon- Edwards hiện dạy Anh ngữ và Tôn giáo ở Trường St. Mary of the Immaculate Conception (Đức Mẹ Vô Nhiễm) ở Los Gatos. Ông cũng là giáo sư hướng dẫn của Ban Đại Diện Học Sinh. Ông và gia đình là giáo dân ở Giáo xứ St. Lucy ở Campbell.

Bà Maria Victoria Hinkle là Hiệu trưởng mới của Trường St. John Vianney, sau thời gian 22 năm dạy học và làm hiệu trưởng ở Trường St. Victor.  Bà cũng là thừa tác viên Lời Chúa ở Giáo xứ của Bà là Giáo xứ St. Francis Assisi (Thánh Phan-xi-xô Assisi). Chồng Bà và con trai tham gia ca đoàn.  Bà tìm thấy nhiều niền vui trong cuộc sống, nhất là trong cuộc sống gia đình.