Share this story


 | Patricia Mish

Tôi Có Nên Đi Học Lại không?

Tôi hiện đang sống bận rộn, nhưng tôi cũng thích nghĩ đến chuyện đi học lại, vừa để có cơ hội tiến thân, vừa có thể thay đổi công việc khác tốt hơn. Không biết là tôi có thực tế không khi nghĩ đến chuyện đi học đại học trong khi tôi đã bận rộn với công việc toàn thời gian mà lại còn phải lo cho gia đình?

Thật là một câu hỏi hay! Khi đặt câu hỏi xem mình có khả năng sắp xếp được nếp sống hiện tại một khi vừa đi học và vừa phải chu toàn những trách nhiệm hiện nay là một điều thật có ý nghĩa.

Là người Ki-tô hữu, chúng ta cũng có thể đặt ra một câu hỏi khác có nhiều ý nghĩa hơn để cân nhắc: Chúa muốn ta làm gì với cuộc đời của ta? Đừng ngần ngại đi vào chi tiết trong khi cầu nguyện với Chúa: Lạy Chúa, con muốn đi học lại, nhưng con không muốn bỏ qua những buổi tập của mấy đứa con. Và rồi ai sẽ đi chợ mua thực phẩm? Xin Chúa giúp con tìm ra câu trả lời này! Sau đó hãy bình tâm và kiên nhẫn để chờ đợi lúc Chúa cho ta câu trả lời…

Điều đó không có nghĩa là ta nên bỏ qua những câu hỏi thực tế! Trước hết hãy suy nghĩ cặn kẽ về những lớp nào mà ta muốn lấy và tại sao. Vì ta thích lớp này hay là vì lớp này có thể giúp mình đạt tới mục đích? Hay là hy vọng rằng lớp này có thể giúp ta được thăng chức? Hãy nói chuyện với người chủ/người giám đốc hay cấp ttên của mình đi.

Bây giờ, trở lại câu hỏi của bạn xem bạn có sắp xếp được cuộc sống không.

Với rất nhiều các lớp học trên mạng như hiện nay, việc lấy các lớp trong thời gian đi làm toàn thời gian cũng là điều thuận tiện, nhưng không hẳn là chuyện dễ dàng. Hãy tính xem mất bao nhiều giờ để lấy các lớp này, kẻ cả thời gian dự lớp, thời gian vào lab (thực tập), và thời gian làm bài homework.

Hãy đặt ra một “ngân sách thời gian.” Một trong những cách để  dự thảo ngân sách là tính xem số tiền vào, và các chi phí. Về thời gian, bạn cũng có thể làm như vậy: Mỗi ngày bạn có 14-16 giờ sinh hoạt và những gì bạn phải làm theo thứ tự ưu tiên. Cần ghi đầy đủ chi tiết.

Nhờ người khác giúp. Trong dự thảo ngân sách thời gian, bạn có ghi những việc như đi chợ mua thực phẩm hay lau chùi phòng tắm/phòng vệ sinh không? Có ghi việc đưa đón con đi tập và dự các trò chơi hay thể thao không? Đây là lúc bạn có thể tìm ra một ít thời gian: Nhờ người khác giúp cho một vài việc và xem có thể sắp xếp đi xe chung không? Hãy chấp nhận là mình không thể có mặt được trong mọi trò chơi thể thao của con.

Phải đặt ra mục đích. Hãy nhìn vào mục tiêu mình đặt ra. Có cần phải có bằng đại học không, hay chỉ cần một chứng chỉ chuyên môn? Có thể bạn mong được theo học một trường đại học, nhưng cũng đừng bỏ qua các trường đại học cộng đồng hay những chương trình cấp chứng chỉ chuyên môn.

Hãy nhớ cầu nguyện. Hãy cầu nguyện qua từng giai đoạn, xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn. Nếu bạn cảm thấy thời gian đã thuận tiện để đi học lại, bạn sẽ thấy phấn khởi chứ không lo âu. Đó là một dấu chỉ tốt. Còn nếu phải lo lắng về những trách nhiệm mà mình có thể phải gánh thêm thì đó cũng là một dấu chỉ.

Dầu quyết định thế nào, đừng quên là mình không cô đơn! Hãy nương tựa vào Chúa, vào gia đình và bạn hữu trong khi chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới hay vẫn tiếp tục như cũ. Dầu quyết định thế nào, mình cũng nên mãn nguyện!

Như Thánh Mát-thêu có nhắc chúng ta: “Hãy tìm nước Thiên Chúa trước, và sự công chính của Ngài, rồi mọi điều khác sẽ được ban cho ta. Đừng lo cho ngày mai, vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai.” (6: 33-34)