Share this story


 | Patricia Mish

Làm sao để trở thành người chỉ huy sau khi đã làm việc chung?

Tôi rất thích những người làm việc với tôi: đi ăn trưa vào dịp có người mừng sinh nhật, nói chuyện với nhau lúc đi ăn tiệm hay những lúc nghỉ giải lao. Gần đây tôi có cơ hội được lên chức. Bây giờ tôi làm ‘manager’ (trưởng ban, trưởng phòng). Làm sao để tôi di chuyển từ một người làm chung sang một người làm sếp chỉ huy?

Xin chúc mừng Bạn! Thật là một giai đoạn phấn khởi. Ngoài cái tâm trạng “hóa bướm” khi được lên chức, có lẽ còn có chút luống cuống lúc đầu trong cách cư xử với nhân viên.

Xin Bạn yên tâm: Thường thì những người làm việc chung đã nhìn thấy nơi Bạn tư cách của một người chỉ huy. Khả năng lãnh đạo và nghệ thuật ăn nói đã là những yếu tố giúp Bạn vượt lên trên.

Thế nhưng, cà Bạn và những người làm chung đều có những điều phải cân nhắc.

Đây là lúc mà ý niệm về “nguời lãnh đạo phục vụ” được thể hiện để giúp Bạn và những người làm chung vượt qua giai đoạn mới này. Trong một bài giảng vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô có nói: “Chúa Giê-su dạy chúng ta: Người chỉ huy phải là người biết phục vụ. Hay là, người nào muốn đứng đầu thì trước hết phải là người phục vụ.”

Trong thực tế thì điều này có ý nghĩa gì?


Bạn có thể lo rằng những người làm việc chung trước đây có thể thách đố quyền hành của Bạn, nhiều khi vô tình hay cố ý. Nhưng điều này khó có thể xảy ra, một khi người nhân viên được tôn trọng và kính nể. Nhưng làm sao Bạn tạo được bầu khí tôn trọng ấy?  Hãy nói ra rõ ràng và cho biết những gì mình kỳ vọng. Đồng thời tìm hiểu nơi mỗi người và dựa vào những khả năng của mỗi người khi đặt ra những mục tiêu và trong khi chỉ định công việc cho mỗi người.

Hãy nhớ điều này: Không phải ai cũng muốn làm người chỉ huy. Thường thì hầu hết những người trong ban hay trong phòng của Bạn đều thấy hài lòng về vai trò lãnh đạo của Bạn và họ sẵn sàng chấp nhận quan điểm và những hướng dẫn của Bạn.

Còn những giao tiếp có tính cách xã giao thì sao? Những người trước đây làm chung với Bạn có thể sẽ đối xử hơi khác với Bạn hay ngại ngùng mời Bạn tham gia những buổi đi an tiệm chung hay những buổi đi chung như thế.  Nếu Bạn vẫn còn muốn tham gia, cứ cho họ biết là Bạn không chỉ huy trong khi giao tiếp xã giao. Bạn sẽ thấy hài lòng hơn.

Khi có những vấn đề liên quan đến công việc xảy đến, Bạn sẽ tìm cách giải quyết dựa trên sự tín nhiệm mà Bạn đã thiết lập được. Hãy nói chuyện thẳng thắn, và cho người nhân viên biết là Bạn rất quan tâm đến họ và muốn gíúp họ giải quyết những khó khăn.

Dần dấn Bạn sẽ tạo được một tinh thần cộng tác dựa trên khả năng riêng của mỗi người. Thánh Phao-lô có viết: “Đừng làm điều gì vì lòng ích kỷ hay để được danh thơm, nhưng hãy khiêm tốn coi người khác trọng hơn mình.” ((Phi. 2: 3)

Những câu chuyện có liên quan