Share this story


 | Sr. Ellen Hess VDMF Đại Diện Đức Giám Mục với các Dòng Tu trong Giáo Phận San José

“Chúng ta có thể phục vụ sự yếu kém của chúng ta, hoặc là chúng ta có thể phục vụ mục đích của chúng ta.” Điểm phim Cabrini

Cuốn phim mới của Hãng phim Angel Studio, “Cabrini,” đã cho thấy sức mạnh và quyền lực của Francesca Cabrini, một người nữ tu yếu đuối, còn trẻ, với một nhãn quan sáng suốt, là người đã tạo được một sự liên kết nâng đỡ những người nghèo khó, nhất là các trẻ em và những trẻ mồ côi.  Francesca, người mang quốc tịch Mỹ đẩu tiên được Giáo Hội phong Thánh, đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được nguyện ước của mình là chăm sóc những người yếu kém và nghèo khó nhất trong xã hội, nhất là các trẻ em, và những người di dân gốc Ý ở Mỹ lúc bấy giờ.

Cuốn phim cho thấy những khổ cực, nghèo đói, và những kỳ thị mà những người di dân gốc Ý này phải chịu đựng vào cuối thế kỷ 19, khi họ mới đến Hoa kỳ.  Lấy bối cảnh vào năm 1889, cuốn phim cho ta thấy những thành kiến và những thái độ kỳ thị của xã hội lúc bấy giờ đối với những người di dân, cũng như cách đối xử với những phụ nữ có lòng can đảm.  Những người di dân Ý lúc đó thường được coi là những người “dơ bẩn” đến định cư dọc theo khu vực dọc theo miền Đông Hoa kỳ, và hầu hết những người phụ nữ Ý, không kể là người tu hành hay không, đều bị coi rẻ.

Cuốn phim diễn tả xuất sắc nữ tu Cabrini vượt qua mọi nỗi khó khăn trong đời sống, nạn kỳ thị màu da, những khó khăn vật chất, trong bối cảnh luôn bị những người không thích chửi rủa: “Mày không ở đây được.”  Trước hết nàng trải qua hai kinh nghiệm ‘xa cách’ gần chết trong khi còn nhỏ  - sinh ra sớm tháng và một lần sắp chết đuối – rồi về sau trong thời còn trẻ bị 5 Dòng tu không nhận với lý do đau yếu.  Ngay cả Tòa thánh Vatican sau cũng chê trách nàng vì cứ đòi  sang phục vụ ở Hoa kỳ là một nơi truyền giáo xa xôi.  Họ còn chê trách nàng vì phát ngôn không đúng chỗ.  Sau khi đến New York, nàng được coi là một người di dân Ý không mấy ai muốn tiếp, và bảo là:  “hãy đi về nước của mày đi!”

Tinh thần kinh doanh và sức mạnh của Bà giúp cho Bà xây dựng được một “chân trời hy vọng” qua sự liên kết các trung tâm mồ côi và các trường học, là những điều nổi bật trong cuốn phim.  Bà thường xuyên phải đối phó với những người có thẩm quyền ở ngoài đời cũng như trong Đạo với một sức mạnh và lòng quả quyết.  Bà cũng thường cho thấy là Bà luôn vâng lời những gì Bà cho là ý Chúa, ngay cả những khi tìm hết cách theo phương thức của mình. Trong mọi hoàn cảnh, Bà luôn trung thành với sứ mệnh của mình, như Bà nói: “Chúng ta có thể phục vụ sự yếu kém của mình, hoặc là chúng ta có thể phục vụ mục đích của mình.”  Phong cách của Bà dần dần thu phục được Đức Giáo Hoàng và Giám Mục New York.  Cabrini không được cho thấy là một người có lòng dạo đức, và cuốn phim không nói tới ơn gọi Dòng tu của Bà.  Bà được cho thấy là người yếu đuối nhưng thông minh, nghèo nhưng có khả năng tìm kiếm, dũng cảm nhưng biết vâng lời, và không bỏ cuộc trước sứ mệnh của mình.  Trong suốt cuốn phim người xem chỉ thấy một vài lúc Bà sống trong cầu nguyện, nhưng hầu như qua hình ảnh trừu tượng, để cho thấy Bà nhận được sức mạnh để đi theo sứ mệnh của mình.  Cuốn phim nhấn mạnh đến động lực của Bà và việc không bào giờ bỏ cuộc trước những gì Chúa Thánh Linh kêu gọi.  Tuy nhiên, mối liên hệ của Bà với Chúa chi được diễn tả một cách âm thầm.  Bà cho thấy là một người phụ nữ có năng lực nhìn thấy một thế giới mà trong đó những người sống trong nghèo đói được chăm sóc, những người di dân được mang phẩm giá và có cơ hội đồng đều như những người khác trong xã hội.

Có những cuộc đối thoại gây ấn tượng rõ ràng trong cuốn phim.  Bà Cabrini khuyến khích các nữ tu cùng chia xẻ trách nhiệm với Bà biết chấp nhận hoàn cảnh, và “đương đầu với những lo lắng và hướng dẫn,”  để cho thấy rằng “họ làm được mọi điều nhờ sức mạnh của Chúa Ki-tô.” Trong một đoạn phim, Bà Cabrini chỉ cho các nữ tu và những người tình nguyện biết cách dạy các em học sinh mồ côi: “Chúng đọc tiếng Anh để chúng học cách sống và yêu mến nước Mỹ, nhưng chúng phải hát bằng tiếng Ý để khỏi quên quê hương của mình.”

Trong suốt cuốn phim, và đối với người xem, vị Thánh tương lai, Mẹ Cabrini, chú trọng đến phẩm giá của mọi người, kể cả những người di dân, và nhìn thấy một xã hội trong đó “người di dân (người Ý) không chỉ là những người cần thiết để lau chùi cầu tiêu phòng tắm, nhưng còn là những thành viên của Thương Viện” và trong những khu vực quan trọng khác của xã hội. Những mẩu đối thoại này vang vọng rõ ràng trong thực tại xã hội hôm nay và trong những phấn đấu của người di dân và người tỵ nạn, và điều này gây thêm tiếng vang cho sự liên hệ của cuốn phim dối với khán thính giả hôm nay.  “Cabrini” là một cuốn phim có nhiều mãnh lực và có khả năng cho thấy công lý xã hội là một động lực thúc đẩy Giáo Hội Công giáo và các cơ quan, các định chế của Giáo Hội, làm sao chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn, và tại sao một nhân vật tầm thường trong quá khứ như một nữ tu người Ý là người di dân sang Hoa kỳ trong thế kỷ 19 lại có thể làm thay đổi cuộc đời của cả một dân tộc, một quốc gia, và Giáo Hội.

 

Nữ tu Ellen Hess làm đại diện giám mục cho các tu sĩ nam nữ của Giáo phận San Jose. Cô ấy là thành viên của Cộng đồng Verbum Dei. Cô cũng thích đọc sách, đạp xe và nấu ăn. Bạn cũng có thể thấy cô ấy đang chơi đùa và dắt Merlin, chú chó săn tinh nghịch của cộng đồng tôn giáo của cô ấy.