Share this story


 | Bishop Oscar Cantú

Trong cương vị Giám mục, trước đây tôi đã cảm thấy do dự về tiến trình của Công Nghị

Giáo Hội Châu Mỹ La-tinh đã thay đổi tôi

Có một điều đáng kể đã xảy ra trong việc ban hành một văn kiện của Cộng Đồng Vatican II về Giáo Hội là Hiến chế Ánh sáng Muôn Dân (Lumen Gentium), năm 1964.

Sau khi bản dự thảo bị các Nghị phụ Công Đồng chỉ trích rồi xóa bỏ và được thay thế bằng một bản văn khác đề cập đến thành phần Dân Chúa (Chương 2) lên trước rồi mới đến thành phần Giáo phẩm trong Giáo Hội (Chương 3).

Điều thay đổi này thật đáng ngưỡng mộ trong hoàn cảnh Giáo Hội đã lâu đời đặt địa vị hàng Giáo phẩm lên trước. Nhưng sự thay đổi này chẳng phải là một điều mới mẻ, vì nó đã có nguồn gốc lâu đời trong Thánh kinh cũng như trong truyền thống của Giáo Hội. Trong khi vẫn duy trì và làm sáng tỏ vai trò thiết yếu của hàng Giáo phẩm, việc thay đổi trong văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân cho thấy việc đặt nặng quá đáng vai trò của hàng Giáo phẩm trong Giáo Hội.

Tôi cũng đã chứng kiến một thay đổi tương tự khác, không phải trong một văn kiện của Giáo Hội nhưng trong áp dụng thực tế, từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 11 năm 2021, vào dịp Công nghị của Giáo Hội Châu Mỹ La-tinh và Vùng Ca-ri-bê ở Cuautitlan, Mexico. Công nghị này, thường được gọi tắt là CELAM, do Hội đồng các Giám mục Châu Mỹ La-tinh tổ chức, là thành quả của nhiều ngày tháng tham khảo với nhiều thành viên từ cấp địa phương cho đến cấp miền và quốc gia của 20 nuớc, và với sự đóng góp của khoảng gần 70,000 người trong tư cách cá nhân hoặc đại diện cho cộng đồng của mình.

Tôi được mời tham dự Công nghị với tư cách là một tham dự viên trong một số ít từ Hoa kỳ (có 72 vị khác tham dự trực tuyến). Những điều tôi được chứng kiến không những rất hấp dẫn, có tính cách thiêng liêng, và lôi cuốn, mà còn thể hiện nội dung và tinh thần của văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân, đặc biệt Chương 2, mang tựa đề  “Dân Chúa.” Đó chính là một kinh nghiệm về việc diễn tiến của Công nghị trong Giáo Hội.

Tôi phải thú nhận là trước đây tôi đã lo ngại về ước vọng của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô khi Ngài nói là việc hiệp hành Công nghị phải được thi hành trong mọi thành phần trong Giáo Hội. Ở Cuautitlan, đều tôi lo ngại về việc hiệp hành Công nghị đã bị đánh tan.

Điều tôi lo ngại trước hết về hiệp hành Công nghị là có thể nó sẽ mang lại một diễn tiến xáo trộn. Trong 30 năm làm linh mục, tôi thường mỉm cuời khi nghe có người hỏi, “Cha có chừng 5 phút không?” Rồi 5 phút trở thành một cuộc độc thoại với đầy dẫy những phiền trách, chỉ trích, và đôi khi những chuyện riêng tư chẳng liên hệ gì!

Cho nên tôi lo ngại là việc tổ chức Công nghị sẽ chỉ là cơ hội cho những người có thành kiến tham dự và việc diễn tiến sẽ chẳng được hướng dẫn.  Nhưng chuyện này đã không xảy ra ở Công nghị Cuautitlan với hơn 1,000 người tham dự — 120 người có mặt và trên 900 đại diện tham dự trực tuyến — đến với nhau trong một tuần lễ để cùng thảo luận và suy tư. Những đóng góp và tranh luận đều được ghi giờ, cho các giám mục cũng như gìáo dân, và mọi người đều chăm chú tôn trọng thời gian cũng như đề tài thảo luận.

Xin đừng nhầm lẫn: Muốn được quy củ như thế đòi hỏi phải có chuẩn bị chu đáo, phải theo dõi, và phải có nỗ lực.

Việc tham dự Công nghị ở vào cấp bậc nào cũng phải có chuẩn bị và có quy củ. Kỷ luật là điều kiện tất yếu mang lại thành công cho Công nghị.

Những gì tôi đã chứng kiến ở Cuautitlan là hoàn toàn không xáo trộn, là đầy suy tính, đầy tinh thần thiêng liêng, và rất hiệu quả.

Đều tôi lo ngại thứ hai là việc diễn tiến của Công nghị sẽ phủ nhận vai trò của Giám mục là những người có thẩm quyền chính đáng về giáo huấn Đức tin. Tôi lo ngại rằng sự bình đẳng sẽ đi vào trong tiến trình sinh hoạt, rồi vai trò và tiếng nói của các giám mục sẽ bị coi thường một cách không chính đáng.  Nhưng tôi đã học được là các giám mục chúng tôi phải kiên nhẫn với các diễn tiến và lắng nghe mọi người.

Trong tiến trình này chúng tôi có thể học được rất nhiều qua kinh nghiệm của nhiều người trong mọi tầng lớp của xã hội. Việc lắng nghe giúp chúng tôi biết quyết định khôn khéo hơn về mục vụ và giúp chúng tôi tạo được uy tín hơn trong thẩm quyền giáo huấn. Giám mục thật sự sống với Giáo Hội địa phương (xem Lumen Gentium, 22), tuy nhiên, việc tham gia tích cực của giáo dân, tu sĩ, và giáo sĩ càng thể hiện một Thân thể Chúa Ki-tô. Thật vậy, sự thể hiện hoàn toàn của Giáo Hội một khi vị Giám mục cùng hiện diện với Linh mục, phó tế, tu sĩ, và giáo dân chung quanh bàn thờ trong khi cử hành Bí tích Thánh Thể (xem Hiến Chế Phụng Vụ Sacrosanctum Concilium 41)

Cũng vậy, khi hàng Giáo phẩm quy tụ với giáo dân, nam và nữ, trẻ già, các tu sĩ và nữ tu, linh mục và phó tế trong các sinh hoạt của Giáo Hội thì Giáo Hội càng được thể hiện nhiều hơn. Tiến trình Công nghị, như ĐGH Phan-xi-cô có nhấn mạnh, không phải chỉ là một hội nghị hay một nghị viện. Nó là một sự thể hiện của Giáo Hội, của toàn thDân Chúa, trong đó hàng Giáo phẩm lắng nghe, để có thể thi hành vai trò của mình một cách hữu hiệu hơn trong việc giáo huấn, quản trị, và thánh hóa.

Ở Cuautitlan tôi đã học được là tiến trình Công nghị, với mọi thành phần trong Giáo Hội tham gia, không bị xáo trộn, và vai trò của Giám mục là những người có thẩm quyền chính đáng về giáo huấn cũng không bị phủ nhận. Nhưng thật ra, tôi đã chứng kiến được môt̀ sự diễn tiến quy củ và có trật tự trong đó thành phần Giáo phẩm rất để tâm lắng nghe mọi ý kiến, mọi quan tâm, và lời cầu nguyện của giáo dân.

Và còn đặc biệt lắng nghe những người đứng bên lề: Nh̃ững người trẻ xưa nay thường quan tâm đến khả năng của Giáo Hội trong việc liên kết với những tâm hồn trẻ, với những phụ nữ có khả năng chuyên môn về thần học, cũng như những người khác trong trách nhiệm phục vụ những người gốc Phi châu ở Châu Mỹ La tinh, với các tu sĩ và nữ tu hoạt động trong các lãnh vực mục vụ của Giáo Hội, với các phó tế và linh mục, cũng như với nhau.

Sự hiện diện sống động của Chúa Thánh Linh trong tiến trình Công nghị thực là hiển nhiên. Việc đươc tham gia vào tiến trình này không những là một đặc ân mà còn được đóng góp bằng lời nói của mình thì như được đưa vào một khung cảnh thánh thiện để lắng nghe người khác. Tiến trình này làm cho người tham dự, kẻ phát biều cũng như người lắng nghe, thấy như mình được cất nhắc lên. Và sau cùng, mọi người tham dự đều được kêu gọi để lắng nghe tiếng Chúa Chiên lành qua Chúa Thánh Linh từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc.

Và trong khi tiến trình Công nghị đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều hơn, tổ chức quy củ hơn, nỗ lực nhiều hơn, và mất nhiều thời giờ hơn là những cuộc hội họp hay sinh hoạt bình thường, tiến trình Công nghị còn tỏ ra hữu hiệu hơn, đ́ặc biệt là về lâu dài, vì số người liên kết với nhau nhiều hơn cũng như việc đầu tư nhiều hơn vào các chương trình, các chủ đề, và những quyết định liên hệ.

Đặc biệt là trong thời đại này khi nhiều người Công giáo ngày càng rời xa Giáo Hội ở một mức độ đáng kể, một tiến trình Công nghị với sự tham gia của những người xưa nay đứng bên lề có thể là một liều thuốc mà người bác sĩ kê cho Giáo Hội khi Giáo Hội đang bị thương tích vì những điều xấu xa tai tiếng và do một nền văn hóa trần tục mang lại.


Đã phổ biến ở National Catholic Reporter. Được phép in lại.