Phương Pháp Song Ngữ “Nhận Chìm” theo Cách Nhìn Mục Vụ
Với tư cách Mục vụ của Cha, Cha có hỗ trợ Phương pháp Song ngữ “Nhận Chìm” áp dụng tại Trường St. Lawrence không?
Đối với tôi, Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” là một phương pháp giáo dục có mục đích hướng ngoại và hướng về cộng đồng mà các Trường Công giáo của chúng ta đang phục vụ.
Cha có thể cho biết một vài điểm chính trong chương trình huấn luyện ở Trường Đại Học Loyola Marymount mà Cha có tham dự vào mùa Hè được không?
Một điểm chính là làm sao cho việc giảng dạy về Đức tin của chúng ta được phong phú hơn và tập trung hơn bằng cách đặt nó vào trong ảnh hưởng của hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa. Một điều nữa là chúng ta sẽ đáp ứng thế nào khi trở về áp dụng chương trình này tại Trường St. Lawrence. Ngoài việc phải đối diện với những khó khăn của thực tế, chúng ta cần khuyến khích nhau và cùng nhau hy vọng. Những người đã áp dụng chương trình này ở các trường khác giúp chúng ta nhìn thấy những trở ngại và tìm cách đối phó trong khi áp dụng.
Cha có thể cho biết, về phương diện Đức tin Công giáo và với tư cách là Cha xứ, phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” này có làm cho Cha phấn khởi không?
Tôi thấy phấn khởi, vì phương pháp này hướng về tương lai của Giáo Hội cũng như hướng về hệ thống giáo dục tương lai, vì về phương diện dân số chúng ta là một Giáo Hội đa dạng và chung quy là một Giáo Hội song ngữ ở Mỹ châu. Là một cựu giáo chức đã giảng dạy ở Trường Công giáo, tôi rất tin tưởng rằng các Trường Công giáo của chúng ta có khả năng mở rộng tâm hồn các gia đình và giúp họ giao tiếp với các cộng đồng đa văn hóa mà chúng ta đang sống hôm nay.
Chúng ta là một cánh cửa giúp tìm ra dấu chân của Chúa trong các nền văn hóa chung quanh chúng ta. Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” là một phương pháp giúp cho nhiều gia đình thấy rằng chúng ta phải đi ra ngoài văn hóa của chúng ta và mời gọi mọi người cùng đối thoại trong Đức tin. Là một giáo chức và nay là một Cha xứ với một trường học, qua kinh nghiệm tôi thấy rằng giáo dục Công giáo đã hoàn tất công trình này một cách tốt đẹp, và phương pháp giáo dục Song ngữ “nhận chìm” càng làm cho cơ hội hiểu biết được tăng thêm.
Về phương diện cá nhân và phương diện mục vụ, điều gì làm cho Cha phấn khởi trong việc áp dụng phương pháp Song ngữ “Nhận chìm?”
Tôi rất phấn khởi qua những buổi thảo luận và nói chuyện với phụ huynh, giáo dân, và những người khác về những hy vọng của chúng ta về phương pháp giảng dạy này và những gì mà phương pháp này hứa sẽ mang lại cho trường của chúng ta, cũng như cho cả Giáo phận San José. Tôi rất hài lòng vì đã có nhiều giáo dân tỏ ra hỗ trợ phương pháp mới này. Chúng ta đang xây dựng một gia sản giáo dục Công giáo tại Trường St. Lawrence bằng cách mở rộng cửa cho nhiều gia đình và nhiều học sinh mà có thể đã không có cơ hội theo học trường Công giáo qua việc học song ngữ. Tôi phần khởi vì thấy tính cách khả dĩ áp dụng của một nền giáo dục Công giáo trong tương lai.
Cha thấy có gì khó khăn hơn trong việc áp dụng phương pháp Song Ngữ “Nhận chìm,” về phương diện cá nhân cũng như về phương diện mục vụ?
Vì là một phương pháp mới, nên tự nhiên có nhiều người giáo dân, cựu học sinh, cũng như những người khác sẽ tự hỏi: tại sao thế này, và tại sao bây giờ… Ngoài ra còn có vấn đề tài chánh khi phải áp dụng một điều gì mới, và cần có nhiều tài nguyên hơn để đáp ứng ước vọng của những gia đình muốn cho con em theo học trường Công giáo.
Tại sao các Trường Công giáo muốn áp dụng Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” này?
Khi nhìn vào các dữ kiện, phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” được cho thấy là một phương pháp mang lại thành công cho trẻ em và các gia đình, về phương diện học vấn cũng như về phương diện xã hội. Đối với tôi, nó lại càng quan trọng hơn, vì nó đáp ứng sứ mệnh của các Trường Công giáo là lôi kéo được nhiều gia đình Công giáo để họ không bị bỏ rơi. Đây cũng là điều quan trọng nhất đối với Đức tin của chúng ta, dầu chúng ta là một giáo xứ, một trường học hay là một tổ chức bác ái, vì qua tất cả những phương tiện ấy chúng ta có thể thi hành mục vụ của chúng ta. Như tôi đã nói ở trên, phương pháp này giúp chúng ta, là một trường học, chú trọng vào việc đề cao sự phong phú của văn hóa và đời sống thiêng liêng của Giáo Hội hoàn vũ.
Cha Mark Arnzen hiện là Cha sở Giáo xứ St. Lawrence Tử Đạo ở Santa Clara. Ngài là con thứ tư trong gia đinh có 9 người con, được sinh ra và lớn lên ở một nông trại ở Greencreek, Idaho. Ngài tốt nghiệp Chủng Viện St. Patrick ở Menlo Park và được chịu chức năm 2005. Trong những lúc rảnh rỗi, Ngài thường đọc sách và chơi golf, nhưng chơi không giỏi lắm.