Nét Đẹp của Đức tin: Thánh Lễ Đêm Vọng Phục Sinh
Đức tin Công giáo thể hiện thật phong phú qua các truyền thống và qua lịch sử, và tất cả những điều ấy quy tụ lại trong một Thánh lễ huy hoàng mà ta biết qua Lễ Vọng Phục Sinh.
Đức tin Công giáo thể hiện thật phong phú qua các truyền thống và qua lịch sử, và tất cả những điều ấy quy tụ lại trong một Thánh lễ huy hoàng mà ta biết qua Lễ Vọng Phục Sinh.
Có thể nói là một Thánh lễ được cử hành trang trọng nhất trong các nghi thức Phụng vụ, lễ Vọng Phục Sinh có đầy đủ ý nghĩa và các biểu tượng trong việc công bố sự Phục sinh của Chúa Ki-tô và lời hứa cho chúng ta cuộc sống đời đời. Cũng là Thánh lễ duy nhất trong ngày, lễ Vọng Phục Sinh còn là việc cử hành 3 Bí tích khởi đầu cho những người đang chuẩn bị để được đón nhận vào Giáo Hội Công giáo một cách trọn vẹn. Lễ Vọng bắt đầu từ chiều thứ Bảy, sau hoàng hôn, vì khi mặt trời lặn đánh dấu một ngày mới của Phụng vụ.
Ánh Sáng Chúa Ki-tô
Bóng tối bao phủ cả nhà thờ. Linh mục làm phép một ngọn lửa nhỏ ở bên ngoài, rồi thắp lên ngọn nến Phục sinh bằng ngọn lửa thánh, tiến vào nhà thờ, ngừng lại ba lần, mỗi lần đọc lớn, “Ánh sáng Chúa Ki-tô.” Và chúng ta đáp, “Tạ ơn Chúa.”
Rồi ánh lửa được chuyền cho mọi người. Mùi nến cháy bao trùm cả nhà thờ trong khi hàng trăm ngọn nến cháy sáng và ánh sáng lan tỏa cả không gian, mỗi người giáo dân cầm nến trong tay.
Rồi cây nến Phục sinh được đặt trang trọng trên cung thánh. Giọng của vị linh mục vang lên với lời kinh “Exsultet,” hay Lời Công bố Phục sinh, trước khi chuyển qua sự công bố lịch sử cứu độ.
Công bố Lời Chúa
Phần công bố Lời Chúa khởi đầu với 7 bài đọc theo Cựu Ước, cho biết về lịch sử cứu độ, giữa các bài Thánh vịnh đáp ca ca tụng những công trình vĩ đại của Thiên Chúa.
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao…”
Cả nhà thờ cùng cất tiếng hát ca tụng Thiên Chúa trong khi các ngọn nến trên bàn thờ được thắp lên.
Một bài đọc từ Thư của Thánh Phao-lô gửi Gíáo đoàn Rô-ma được đọc lên. Rồi, lần đầu tiên kể từ trước mùa Chay, lời công bố Alleluia được lập lại. Vị linh mục xông hương chúc lành cho vị phó tế, rồi bàn thờ cũng được xông hương, và sách Phúc âm cũng được xông hương.
Rồi bài Tin Mừng được công bố, cho biết rằng vinh quang Chúa Ki-tô ngự trị trên mọi tội lỗi và sự chết của nhân loại, trước khi bài giảng được công bố tiếp theo.
Các Bí tích Dự tòng
Vào tối hôm đó, không những chúng ta mừng sự Phục sinh của Chúa Ki-tô, nhưng đồng thời cũng đón mừng những người tân tòng vào Đức tin và vào Giáo Hội.
Những người tân tòng được mời gọi đến trước Giếng Rửa tội, trong khi kinh Cầu Các Thánh được hát lên. Vị linh mục làm phép nước rửa tội, nhắc lại sự quan trọng của nước trong lịch sử cứu độ, rồi mời những người tân tòng tuyên xưng Đức tin của mình.
Sau khi đã tuyên xưng Đức tin, những người tân tòng được rửa tội nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần - Amen! Mỗi người tân tòng chịu phép Rửa tội được mặc áo trắng và mỗi người nhận được cây nến của mình, để cho thấy là họ đã nận được ánh sáng của Chúa Ki-tô.
Sau đó cả cộng đoàn cùng lập lại lời hứa rửa tội. Lúc này, như là một thân thể của Chúa Ki-tô, cả cộng đoàn cùng với những người tân tòng tuyên xưng Đức tin.
Trong khi người đỡ đầu đặt tay trên vai mình, người dự tòng sẽ nhận Chúa Thánh Thần qua sự đặt tay của vị Chủ tế hay Thừa tác viên. Người dự tòng sẽ nhận được dấu Thánh giá trên trán, biểu lộ rằng người ấy trở nên con cái Chúa.
Bí tích Thánh Thể
Những phần khác của lễ Vọng Phục sinh chúng ta đã quen thuộc, kể từ phần xông hương bàn thờ nhắc cho chúng ta về sự thánh thiện của bàn thờ, của lễ vật, của Thánh giá, và của dân Chúa.
Linh mục kết thúc phần Phụng vụ Thánh Thể với việc chúc lành trọng thể. Và bây giờ, mọi tín hữu sẽ ra đi và làm cho ánh sáng của Chúa Ki-tô lan tỏa ra.
Tạ ơn Chúa, Alleluia, alleluia!