Share this story


Bà Christine Frea, Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học/Trung Cầp St. Lawrence |  November 2023

Hướng Dẫn Học Sinh Song Ngữ bằng Phương Pháp Song Ngữ “Nhận Chìm”

 

Là một nhà giáo dục luôn tìm cách cải tiến, Phương pháp Song Ngữ “Nhận Chìm” đã thúc đẩy và làm cho Bà phấn khởi như thế nào?

Tôi rất phấn khởi về Phương pháp Song Ngữ “Nhận Chìm” vì nó tạo ra bầu khí gần gũi trong học đường của chúng ta, tôn trọng ngôn ngữ địa phương cũng như văn hóa của cộng đồng mà xưa nay bị bỏ quên.  Ngoài ra, nó có những lợi điểm về tri thức trong việc học hai ngôn ngữ, cũng như những ích lợi về nghề nghiệp và xã hội cho học sinh của chúng ta, bất cứ thuộc ngôn ngữ nào.

Điều gì đã thúc đẩy Bà trong việc áp dụng Phương pháp Song Ngữ “Nhận Chìm” ở Trường St. Lawrence?

Bất cứ lúc nào có sự ngăn cách giữa ngôn ngữ ở học đường và ngôn ngữ xử dụng trong gia đình. lúc ấy việc học trở nên khó khăn hơn đối với những học sinh nói hai thứ tiếng. Việc học bằng hai ngôn ngữ ở trường thường giúp học sinh và gia đình vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa.  Ngoài ra, việc học bằng hai ngôn ngữ còn có lợi cho học sinh vì nó giúp người học sinh phát triển khả năng của một người cư dân thế giới và giúp họ có khả năng đối phó với một thế giới phong phú và đa dạng về văn hóa.  Đó cũng là một trong những mục đích của Trường St. Lawrence.

Xin Bà cho biết là khi nào Bà đã biết về Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm,” kinh nghiệm giảng dạy trước đây, và điều gì đã thuyết phục Bà trong việc áp dụng phương pháp này.

Trong khi nghiên cứu, tôi đã tìm thấy là những học sinh được giảng dạy theo phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” thường học giỏi hơn những học sinh chỉ học bằng Anh ngữ, trước thời gian chúng lên lớp 5.  Qua Chương trình ChACE (Alliance for Catholic Education) của Trường Đại Học Notre Dame, tôi dạy Anh ngữ cho các học sinh trung cấp và trung học ở Trường St. George ở Santiago, Chile.  Trong thời gian tôi dạy, Trường St. George đã chuyển sang phương pháp song ngữ “nhận chìm” này ở cấp tiểu học.  Qua kinh nghiệm ấy, tôi học được rằng việc thay đổi phương thức giảng dạy phải trải qua nhiều khó khăn, nhưng đồng thời cũng là cơ hội giúp củng cố cộng đồng Công giáo qua việc cải tiến.

"Trong khi nghiên cứu, tôi đã tìm thấy là những học sinh được giảng dạy theo phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” thường học giỏi hơn những học sinh chỉ học bằng Anh ngữ, trước thời gian chúng lên lớp 5."

Bà có thể cho biết một vài điểm chính trong việc huấn luyện theo Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” mà Bà đã tham dự trong mùa Hè tại Trường Đại Học Loyola Marymount không?

Điểm chính của thời gian tôi tham dự huấn luyện về Phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” ở Trường Loyola Marymount là việc liên kết với những người giáo dục Công giáo hăng say ở Hoa kỳ.  Chủ đề sinh hoạt cuối tuần của chúng tôi là “Khuyến khích và xây dựng nhau,” (Thes. 5: 11), và tôi thấy được thúc đẩy khi nghe những chuyện thành công của người khác, những khó khăn của người khác, và những hy vọng vào tương lai của các Trường Công giáo. 

Việc đặt nền móng cho phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” đã làm cho bà thay đổi thế nào hay đã gây khó khăn gì, về phương diện cá nhân của Bà là một Hiệu trưởng và là một người sống Đức tin?

Vì tôi cũng là một Hiệu trưởng còn mới và đây là năm đầu tiên chúng ta áp dụng phương pháp này, tôi đã buộc phải cố gắng hơn và tham khảo với những người thông thạo trong ngành này. Với tư cách là người Công giáo, tôi thấy đã thay đổi vì phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” này đã làm cho tôi phải suy tư về việc làm sao chúng ta phải đáp ứng lời mời gọi để trở nên một Giáo Hội hoàn vũ, phải mời gọi mọi gia đình gia nhập với cộng đồng bất kể thuộc thành phần kinh tế hay xã hội nào hay thuộc nhóm ngôn ngữ nào.

Nếu Bà có thể vắn tắt cho biết tại sao các nhà giáo dục Công giáo nên chọn phương pháp này thì Bà nói sao?

Tôi sẽ nói là vì Giáo Hội Công giáo là một Giáo Hội đa ngôn ngữ, tại sao chúng ta không dùng phương pháp Song ngữ “Nhận chìm” này?  Chúng ta phải cổ võ và tìm cách phát triển phương pháp đa ngôn ngữ trong các trường Công giáo của chúng ta.  Các chương trình song ngữ “nhận chìm” đào tạo các học sinh song ngữ, đa văn hóa trong hoàn cảnh Công giáo và theo những giá trị Phúc âm.  Tại Trường St. Lawrence này, việc khởi sự và áp dụng lần đầu tiên của Phương pháp Song ngữ Nhận chìm này đã thực hiện được cũng là do sự hỗ trợ của những người lãnh đạo tại Giáo phận, Linh mục Chánh xứ của chúng ta, Cha Mark Arnzen, Ban Giảng huấn và nhân viên của chúng ta, các gia đình trong Giáo xứ, và Chương trình Two-Way Immersion Network của Trường Đại Học Boston College.

Christine Frea and Fr. Mark Arnzen

Bà Christine Frea hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học/Trung Cấp St. Lawrence.  Bà có bằng Cao Học về Sư Phạm Tiểu Học từ Trường Loyola Marymount và bằng Cao Học khác về Lãnh Đạo Giáo Dục từ Trường Đại Học Notre Dame.  Bà có sở thích cổ võ các đội thể thao ở Vùng San Francisco Bay, thích đi ăn ở những nhà hàng mới, và sinh hoạt với gia đình và bạn hữu.