Share this story


Lần Đầu Tôi Được Nghe Một Bài Giảng Công giáo vể Kỳ Thị Màu Da

Tôi mong mỏi chờ đợi Thánh lễ đánh dấu kỷ niệm Tháng Lịch sử của Người Mỹ Da Đen (Black History Month) lần thứ năm do Hội Những Người Mỹ gốc Phi Châu thuộc Giáo Phận San José tổ chức, vào ngày 25 tháng 2 tại Nhà Thờ St. Frances Cabrini.  Vào năm trước, khi tôi dự Thánh lễ này, Đức Cha Oscar Cantú đã giảng một bài giảng làm tôi rất xúc động, đặc biệt vì tôi là một người Mỹ Công giáo gốc Phi Châu.  Đức Cha Cantú đã nói về lịch sử đau buồn của người Mỹ gốc Phi Châu, từ thời gian bị làm nô lệ cho đến những bất công hiện nay, và Ngài gọi những hành động kỳ thị màu da là những vết thương trên thân thể Chúa Ki-tô.  Đó cũng là lần đầu tiên tôi được nghe một bài giảng Công giáo về kỳ thị màu da trong Giáo Phận San José, mặc dầu tôi được sinh ra và lớn lên ở đây.

Đề Tài Này Hầu Như Không Bao Giờ Được Nói Tới Trong Các Bài giảng

Bản Tường trình của Tổ chức Nghiên cứu Pew về người Công Giáo Da đen ở Hoa Kỳ cho thấy là 77% người Công giáo Da đen cho biết việc chống các hành vi kỳ thị màu da có ý nghĩa đặc biệt đối với  họ là những người Ki-tô hữu, và có 40% người Công giáo Da đen cho biết là những bài giảng trong nhà thờ cần phải đề cập tới những vần đề chính trị, chẳng hạn như sự liên hệ giữa các màu da.  Tuy nhiên, hầu hết người Công giáo Da đen – hay nói đúng ra là người Công Giáo – hầu như không bao giờ nghe những bài giảng về kỳ thị màu da, sự liên hệ giữa những người khác màu da, và những bất công về việc kỳ thị màu da.  Nhưng thường có một khung cảnh và một môi trường thuận tiện cho các bài giảng này trong các Thánh lễ Công giáo, vì hầu hết những người Công giáo Da đen tham dự các nhà thờ khác nhau (chỉ có 17% người Công giáo Da đen đi lễ ở nhà thờ có Cộng đồng đa số Da đen).  Điều này có nghĩa là các bài giảng về kỳ thị màu da không những cần được thực hiện trong các Thánh lễ trong Tháng Kỷ Niệm Lịch sử của Người Mỹ Da Đen hoặc trong các Nhà thờ xưa nay của người Da đen, nhưng trong bất cứ phương diện Đức tin nào.

Không Phải là Một Vấn Đề Chính Trị

Cha Bryan Massingale, giáo sư Trường Đại Học Fordham và là tác giả cuốn sách Racial Justice and the Catholic Church (Công Lý Màu da và Giáo Hội Công Giáo) đã giúp tôi hiểu rằng việc kỳ thị người Da đen không phải là một vấn nạn của người Da đen và nằm trong tầm giải quyết của người Mỹ Da đen.  Chính những người trong các tổ chức chính trị và chính các định chế là những nguyên nhân gây ra nạn kỳ thị, về phương diện cá nhân, cũng như về phương diện chuyên môn và trong cơ cấu tổ chức, và những người và những tổ chức này cần phải thay đổi tâm tính, thay đổi tinh thần, và cách hành xử.  Việc kỳ thị không phải là một vấn đề chính trị, nhưng đó là một vấn đề đạo đức và tinh thần, có ảnh hưởng tới nhân phẩm của tất cả mọi người.  Việc công khai chống lại tội kỳ thị cần phải được thi hành tại các nhà thờ khắp nước Mỹ và thi hành thường xuyên.

Được Dựng Nên theo Hình ảnh Chúa

Nạn kỳ thị màu da làm mất hình ảnh của Chúa nơi một số người hay một nhóm người.  Rất nhiều người Mỹ da đen đã bị từ chối những quyền căn bản của con người như quyền được có nhà ở, được chăm sóc y tế, được giáo dục, được có công ăn việc làm, và được có tự do, đồng thời có  một số quá đông người Mỹ da đen bị ở tù.  Trong một lớp mà tôi đang theo học ở Trường Đại Học Santa Clara, Chương trình Cao Học về Mục Vụ, Khủng Hoảng và Hàn Gắn trong Một thế Giới Sa Sút, chúng tôi được cho xem phần trình bày của Ông David R. Williams là nhà nghiên cứu-học giả ở Trường Đại Học Harvard, Những Yếu Tố Xã Hội và Tâm Tính của Nạn Căng Thẳng Trầm Trọng.  Trong phần trình bày này, Ông Williams đã cho thấy có 96,800 người da đen phải chết sớm mỗi năm mà nếu không có sự cách biệt về y tế giữa người Mỹ đen và Mỹ trắng thì họ đã không chết.  Và để cho thấy có bao nhiêu, ông nói rằng số 265 người da đen chết sớm mỗi ngày bằng với số hành khách trên một chiếc máy bay và tất cả hành khách và phi hành đoàn chết trong một ngày. Không những con số những người chết sớm này là do sự cách biệt về kinh tế, về sự phân chia, vì thiếu những chăm sóc y tế, nhưng còn là do những căng thẳng trầm trọng mà người Mỹ da đen phải chịu mỗi ngày qua việc kỳ thị do cá nhân hay do các định chế gây ra. Và vì là một vấn đề đạo đức và tinh thần, việc kỳ thị màu da còn là một vấn đế của sự sống.

Lời Mời Gọi Mọi Người Tín Hữu Công giáo

Vì nạn kỳ thị màu da cần phải được chấm dứt bởi mọi người, không phải người da đen, mọi nhà thờ  -  không phải chỉ là nhà thờ của người da đen  -  cần phải thảo luận về nạn kỳ thị.  Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã nói trong buổi triều yết về các vụ biểu tình phản đối việc Ông George Floyd bị sát hại ở Hoa Kỳ: "Chúng ta không thể tha thứ hay làm ngơ trước các hành vi kỳ thị màu da trong bất cứ hình thức nào để có thể cho rằng chúng ta bảo vệ sự thánh thiện của mạng sống con người.”  Tôi cầu nguyện rằng mọi người trong Giáo phận nếu có khả năng sẽ tham dự Thánh lễ vào dịp kỷ niệm Tháng Lịch sử của Người Da Đen, để chúng ta cùng nhau thờ phượng, cùng nhau chúc mừng sự đa dạng về văn hóa, và dâng lời cầu nguyện để chấm dứt nạn kỳ thị màu da dưới mọi hình thức.  Sẽ có phần tiếp tân, và tất cả mọi người đều được mời tham dự.

 

Alessandra Harris sinh ra và lớn lên ở Quận Santa Clara và theo học tại Trường Tiểu học St. Justin, Trường Trung học Tổng giám mục Mitty và Đại học Bang San Jose, nơi cô đã hoàn thành bằng cấp về nghiên cứu Tôn giáo So sánh và Trung Đông. Cô là một tiểu thuyết gia, người vợ và người mẹ bốn con từng đoạt giải thưởng: hai sinh viên đại học và hai học sinh trung học. Cô ấy là một người hâm mộ cuồng nhiệt của Golden State Warriors và là một giáo dân tích cực trong giáo phận. Cô cũng được giới thiệu trong ấn bản in mùa thu năm 2023 của The Valley Catholic cho công việc phục hồi công lý của cô. Theo dõi tác giả Alessandra Harris @ https://alessandraharris.net/.