
Mission-Ready Friendship của Tác Giả Jason Simon
Biên tập viên FAITH, Nicole O’Leary, gần đây đã có buổi nói chuyện với ông Jason Simon, chủ tịch Evangelical Catholic, về cuốn sách mới của ông, Mission-Ready Friendship: A Blueprint for Deeper Relationships and Life-Changing Faith (tạm dịch: Tình Bạn Hướng Đến Sứ Mạng: Hướng Dẫn Xây Dựng Mối Quan Hệ Sâu Sắc Hơn và Đức Tin Làm Thay Đổi Cuộc Đời.) Sứ mạng của ông Jason tại Evangelical Catholic là trang bị cho các Ki-tô hữu sức mạnh và kiến thức cần thiết để thực hiện Đại Mạng Lệnh của Chúa. Cuốn sách do Ave Maria Press xuất bản, mang đến một góc nhìn mới mẻ về công cuộc truyền giáo, giúp các Ki-tô hữu trở thành những người bạn đúng như mục đích ban đầu của Thiên Chúa dành cho họ.
Biên tập viên FAITH, Nicole O’Leary, gần đây đã có buổi nói chuyện với ông Jason Simon, chủ tịch Evangelical Catholic, về cuốn sách mới của ông, Mission-Ready Friendship: A Blueprint for Deeper Relationships and Life-Changing Faith (tạm dịch: Tình Bạn Hướng Đến Sứ Mạng: Hướng Dẫn Xây Dựng Mối Quan Hệ Sâu Sắc Hơn và Đức Tin Làm Thay Đổi Cuộc Đời.) Sứ mạng của ông Jason tại Evangelical Catholic là trang bị cho các Ki-tô hữu sức mạnh và kiến thức cần thiết để thực hiện Đại Mạng Lệnh của Chúa. Cuốn sách do Ave Maria Press xuất bản, mang đến một góc nhìn mới mẻ về công cuộc truyền giáo, giúp các Ki-tô hữu trở thành những người bạn đúng như mục đích ban đầu của Thiên Chúa dành cho họ.
H: Mục tiêu của ông khi viết cuốn Mission-Ready Friendship là gì?
Đ: Tôi từng nghe nói rằng việc đề cập đến chủ đề chính trị hoặc tôn giáo trong tình bạn là điều nguy hiểm. Nhưng theo tôi, tình bạn chân thành chính là nơi chúng ta có thể mở lòng chia sẻ về những chủ đề này. Tôi đã viết cuốn sách này để những Ki-tô hữu có thể thấy sức mạnh của tình bạn giúp những người bạn đến gần với Chúa Giê-su hơn. Chúng ta có thể chủ động vun đắp tình bạn sâu sắc, nơi ta đủ tin tưởng để sẻ chia những niềm tin cốt lõi và cả những thử thách gian nan nhất. Khi đó, theo ý Chúa, chúng ta sẽ chia sẻ hành trình đức tin và giúp những người bạn của chúng ta khám phá niềm vui khi trở thành môn đệ của Chúa Giê-su.
Chúng ta có thể làm tất cả những điều này một cách chân thành và tự nhiên nếu chúng ta đủ kiên nhẫn và không xem bạn bè như những mục tiêu truyền giáo. Cuốn sách này sẽ giúp mọi người biết nên làm thế nào.
Có bất kỳ sự kiện hoặc trải nghiệm nào đã thúc đẩy ông viết nên cuốn sách này không?
Khi tôi xa rời Chúa và mắc kẹt vào những cuộc đấu tranh về tâm linh, sau buổi lễ nhà thờ, tôi đã quen một người đàn ông trong khi đang ăn bánh doughnut. Anh ấy kết nối với tôi để vun đắp tình bạn ngày càng sâu sắc, rồi chân thành chia sẻ những điều quý giá mà anh đã học được từ người khác về hành trình trở thành môn đệ của Chúa Giê-su. Suốt hai năm, anh kiên trì gặp gỡ tôi, không chỉ để gắn kết tình bạn mà còn để dẫn dắt tôi đến gần Chúa Giê-su hơn. Anh ấy không phải là thầy, cố vấn hay bậc thầy tâm linh của tôi. Anh ấy chỉ đơn giản là một người bạn, thật sự quan tâm đến tôi. Anh ấy không chỉ hy vọng tôi sẽ tìm thấy hành trình đức tin của mình mà còn đồng hành cùng tôi và giúp tôi nuôi dưỡng tình yêu với Chúa Giê-su.
“Người bạn đánh thức tâm linh” là gì? Người bạn đánh thức tâm linh làm gì?
Chúng ta thường nghĩ sự gián đoạn là xấu. Lũ trẻ làm gián đoạn các cuộc nói chuyện quan trọng, nhân viên bán hàng từ xa làm gián đoạn công việc của chúng ta và cơn bão phá vỡ buổi dã ngoại gia đình của chúng ta. Nhưng sự gián đoạn có thể là điều tốt khi giúp chúng ta thoát khỏi những trải nghiệm tồi tệ và dẫn lối cho chúng ta đi theo con đường mới. Bác sĩ giúp ngăn chặn căn bệnh của chúng ta. Cảnh sát phá vỡ mưu toan phạm tội đối với chúng ta. Nhân viên cứu hộ can thiệp vào dòng chảy cuốn chúng ta ra xa bờ. Cũng như vậy, những người bạn đánh thức tâm linh nhìn thấy những đợt sóng ngầm trong cuộc sống của bạn bè và nỗ lực can thiệp bằng cách dành thời gian bên nhau, cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ về những điều chúng ta đã học được về việc thoát khỏi những đợt sóng ngầm đó nhờ sức mạnh từ niềm tin vào Chúa Giê-su.
Một số lý do mà các Ki-tô hữu đưa ra cho việc không “loan báo Tin Mừng”? Bạn sẽ đáp lại những lý do đó như thế nào?
Nhiều Ki-tô hữu nghĩ rằng “loan báo Tin Mừng” là đứng ở một góc phố và gào lên rằng mọi người sẽ xuống địa ngục. Hoặc họ nghĩ điều đó có nghĩa là gõ cửa từng nhà để tranh luận. Nhưng loan báo tin mừng của Ki-tô hữu không tập trung vào người lạ và không tập trung vào những tin xấu. Chúng ta không phán xét và tranh luận với người lạ. Nguồn gốc của từ loan báo Tin Mừng là “evangel”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp euangelion, nghĩa là Tin Mừng. Loan báo Tin Mừng nghĩa là thấm nhuần Tin Mừng của Chúa Giê-su. Tin Mừng về lòng thương xót, sự tha thứ, bình yên, tình bạn, sức mạnh, sự an ủi và mục đích của Chúa. Chúng ta mong muốn chia sẻ Tin Mừng này với bạn bè và người thân yêu khi đến đúng thời điểm và Chúa Thánh Thần sẽ dạy cho chúng ta điều phải nói.
Ông có lời khuyên nào dành cho các Ki-tô hữu muốn đáp lại ơn gọi “làm cho muôn dân thành môn đệ” của Chúa?
Chúa có một con đường tràn đầy phước lành dành cho bạn để dẫn dắt mọi người đến gần Chúa hơn và cuối cùng trở thành môn đệ trong Giáo Hội Công Giáo. Khi mối quan hệ của chúng ta với Chúa Giê-su càng trở nên sâu sắc, Ngài sẽ mở ra những cánh cửa để chúng ta kết nối chân thành hơn với bạn bè. Qua tình bạn, Chúa sẽ hướng dẫn bạn chia sẻ những điều Ngài muốn theo cách phù hợp và vào thời điểm thích hợp. Sau đây là các bước đơn giản: 1) kết bạn, 2) vun đắp tình bạn sâu sắc, 3) cầu nguyện cho bạn bè, 4) tìm cơ hội hiểu thêm về những khó khăn và vấn đề thực sự của họ trong đời sống, 5) sẵn sàng chia sẻ những điều Chúa Thánh Thần đã soi chiếu cho bạn trong mối quan hệ giữa bạn với Chúa. Tôi viết cuốn sách này để giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn khi trở thành những người bạn hướng đến sứ mạng, mang tình yêu của Chúa đến với mọi người. Chúa Thánh Thần yêu thích tạo nên phép lạ qua tình bạn của chúng ta!